Nghi thức sám hối có ý nghĩa và lợi ích như thế nào 2021?

Hẳn rằng bất cứ chúng ta ai cũng đã từng nghe đến cụm từ “sám hối”. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể giác ngộ trọn vẹn được ý nghĩa của sám hối. Nghi thức sám hối có giống như “rửa tội” trong các tôn giáo không? Liệu đó có phải cách chúng ta cầu xin tha thứ cho lỗi lầm của bản thân? Am hiểu sâu sắc những kiến thức của Phật pháp chính là đã đi được một nửa chặng đường đến với giác ngộ. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của những nghi thức sám hối trong bài viết sau.

Nội dung

Nghi thức sám hối nghĩa là gì?

Trong mười hạnh lớn của Bồ Tát Phổ Hiền, sám hồi đứng ở hàng thứ tư. Cũng có câu nói rằng “Tứ giả sám hối nghiệp chướng”. Vậy tại sao Bồ Tát đã tu thành chánh quả vẫn còn cần sám hối? Thực ra nghiệp chướng ai cũng đã mặc phải.

Tuy nhiên, khi biết cách làm điều thiện, giúp đỡ người khác, một lòng hướng về đạo Phật thì đó chính là cách trả nghiệp. Trong kiếp vô lượng của mình, Bồ Tát cũng đã từng gây nghiệp, tuy đã trả hết nghiệp nhưng đó vẫn là vết nhơ, vẫn cần ngày đêm suy nghĩ sám hối để không bao giờ mắc phải nữa.

Nghi thức sám hối mang đến nhiều lợi ích
Nghi thức sám hối mang đến nhiều lợi ích

Đó cũng chính là đạo lý mà Phật pháp muốn truyền đạt đến chúng ta. Phàm nhân ai cũng từng tạo nghiệp. Nghi thức sám hối là cách mà ta nhìn lại thẳng thắn về bản thân. Sám có nghĩa là ăn năn hối lỗi trước, hối nghĩa là lần sau không được phép tái phạm nữa. Sám hối dịch theo tiếng Việt có nghĩa là ăn năn sửa lỗi.

Nhiều người nói rằng, mình đâu có lỗi mà cần sám hối? Thực ra không phải như vậy. Có những lúc buột miệng, bạn khiến người thân, bạn bè của mình phải buồn bực, đó là lỗi. Bạn chậm trễ, ảnh hưởng đến công việc của tập thể, đó cũng là lỗi. Ta vô tình phạm lỗi hằng ngày mà chẳng nhận ra. Người không cảm thấy có lỗi là người chưa thông. Người có trí tuệ mới có thể nhận ra lỗi lầm của mình.

Ngộ ra lỗi của bản thân chính là bước đầu tiên trong nghi thức sám hối. Sau đó hãy tự hỏi rằng, tại sao ta lại mắc lỗi, liệu có cách để bù đắp lỗi lầm không? Hãy giải quyết lỗi của bản thân trực tiếp với những người, những vật, những sự việc bạn gây ảnh hưởng đã. Nên trách cứ bản thân thật nghiêm khắc.

Tuy nhiên sám hối không khuyên ta chìm sâu trong buồn khổ vô độ. Mà ta cần lấy kinh nghiệm đã mắc phải để tự hứa không bao giờ tái phạm. Cùng với đó biết cách phấn đấu đi lên, không ngừng tích đức, làm việc thiện để tiêu tan bớt nghiệp chướng trong cõi kiếp này.

Từ những kiến thức trên, ta có thể thấy được rằng, thực ra nghi thức sám hối không hề giống “rửa tội” ở những đạo khác. Phật giáo không nói rằng nếu sám hối thì ta sẽ được thần thánh tha thứ. Không một vị thần thánh nào có thể làm như vậy được. Tội từ tâm tạo nên cũng từ tâm mà diệt. Thành tâm sám hối theo Phật dạy sẽ sớm tiêu tan nghiệp chướng.

>>> Tham khảo: Tổ chức tang lễ đầy đủ nghi thức Phật giáo tại Hà Nội (Niêm yết 2021)

Ý nghĩa của sám hối

Chúng ta có thể không biết nhưng tội nghiệt sinh ra trong đời sống cứ hết chuỗi này lại đến chuỗi kia và kéo dài vô tận. Lỗi lầm lại trồng lỗi lầm trong suốt quãng thời gian tử đến sinh của mỗi người. Trong tất cả các cõi, không loài nào là không có nghiệp, phải chăng chúng tôi đã ngu muội mà quên mất đi những tội lỗi đã gây ra.

Đạo Phật dạy rằng: ba điều về thân là sát sinh, trộm cướp và tà dâm, bốn điều về miệng là nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói ác, và cuối cùng là ba điều về ý là tham lam, sân giận hận thù hay si mê tà kiến.

Nghi thức sám hối thanh lọc tâm hồn
Nghi thức sám hối thanh lọc tâm hồn

Con người dễ vướng phải tham sân si và đây cũng là nghiệp lớn nhất phải gánh. Thành tâm thực hiện nghi thức sám hối 3 nghiệp là cách ăn năn, hối cải và tự hứa không tái phạm. Kinh sám hối 3 nghiệp được tuyên truyền rộng rãi trên các kho tài liệu khác nhau. Mỗi người chúng ta có thể tự do tìm kiếm. Tuy nhiên, sám hối chỉ có nghĩa lý khi ta không bao giờ tái phạm lại. Đó mới là truyền dụ thật sự mà đạo Phật gửi gắm.

Các hình thức sám hối trong đạo Phật

Nghi thức sám hối cũng được chia ra làm nhiều loại để chư vị Phật tử có thể nhanh chóng nhờ kiến thức uyên thâm của Phật pháp mà ngộ ra lỗi lầm của bản thân.

Tác pháp sám hối

Khi ta phạm phải lỗi lầm, hãy thỉnh các vị Cao tăng đến để chứng minh và chú nguyện. Sau đó, người phạm lỗi cần thành khẩn bày tỏ lỗi mình đã phạm phải, mình cảm thấy ăn năn, hối hận ra sao. Sự ăn năn thành tâm và ý nguyện một lòng hướng thiện, không tái phạm sai lầm sẽ được Cao tăng minh chứng. Từ đó đẩy lùi tội nghiệp mắc phải, tìm lại được sự thanh tịnh.

Nghi thức tác pháp sám hối
Nghi thức tác pháp sám hối

Hồng danh sám hối

Hồng danh sám hối có nghĩa là trì niệm danh hiệu Phật. Ta cần tĩnh tâm, gạt bỏ những ham muốn trần tục, nghĩ đến sự cao đẹp, thiện lành, hoàn mỹ của chư Phật. Từ đó, tìm cách thay đổi bản thân theo hướng tích cực, thực hành chuyển đổi sự xấu ác sang lương thiện. Khi thực hiện pháp hồng danh sám hối, chư vị cần lạy đủ 108 lần tượng trưng cho 108 phiền não trần thế cần xóa bỏ.

Khi đến sám hối tại chùa chiền, thường ta sẽ được hướng dẫn nghi thức sám hối này. Bạn có thể đến thăm những ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Yên Tử để thành tâm sám hối.

Thủ tướng sám hối

Đây là một pháp sám hối khó, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Hầu như chỉ có người đạo hạnh cao mới có thể thực hiện phương pháp này. Trước tiên, bạn cần phải đến trước tượng Phật, sau đó quỳ xuống thành tâm sám hối. Hãy kể hết tội nghiệt của mình, quá trình ăn năn hối cải, tích đức trừ nghiệp ra sao. Cần kiên trì đến khi cảm thấy bản thân nhẹ nhõm, toàn thân phát hào quang, Phật hay Bồ Tát hiển linh xoa đầu thì mới là có kết quả. Rất hiếm có trường hợp thành công với phương pháp này.

Vô danh sám hối

Đây là phương pháp siêu việt không dành cho người phàm, chỉ có các bậc thượng căn, thánh nhân không màng sinh tử mới có thể thực hiện. Đương nhiên người phàm trần như chúng ta khó lòng có thể giác ngộ được.

Lợi ích của nghi thức sám hối

Người biết sửa lỗi mới là người tiến bộ. Con người ai cũng đang mong muốn tiến về tương lai. Vì thế để tâm hồn thanh tịnh, khí chất hào sảng, cảm giác an vui, hãy sám hối thành tâm để triệt tiêu mọi nghiệp chướng.

Nghiệp không phải chỉ tích từ tuần trước, tháng trước. Ta thậm chí đã vô tình hoặc cố tình tạo nghiệp từ kiếp trước, để đến kiếp sau lúc nào cũng bồn chồn, âu sầu, lo lắng mà không rõ nguyên do.

Sám hối phải biết ăn năn hối cải
Sám hối phải biết ăn năn hối cải

Vì thế, hãy thành tâm thực hiện nghi thức sám hối mỗi ngày. Sám hối chẳng gây đau khổ, độc hại. Ngược lại phương pháp này giúp ta thanh thản, dứt tội sinh phúc, thẳng tiến đến an vui. Người biết sám hối là người đang hướng thiện, tự cải hóa bản thân, làm giàu đẹp thêm cho xã hội.

Hơn nữa nghi thức sám hối vô cùng thô sơ, chẳng cần dụng cụ, chẳng cần địa điểm. Nếu thành tâm, chư vị có thể sám hối ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Vì suy cho cùng, sám hối nằm ở tâm. Ta có thể sám hối mỗi giây, mỗi phút, lấy đó làm động lực để vươn lên.

Hãy tự nhìn lại trước đây, bản thân có mắc phải lỗi lầm gì, để ngày ngày phải lo âu, bồn chồn, buồn bã hay không? Nếu có hãy thành tâm sửa đổi và không được tái phạm nữa. Sám hối không làm ta đau đớn, không làm ta tốn thể lực, cũng chẳng khiến ta khổ sở thêm. Ngược lại, nghi thức sám hối là cánh cửa duy nhất cho phép ta bước qua mà để lại lỗi lầm. Hãy thực hiện nghi thức sám hối để tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng mà bước tiếp thật vui vẻ đến tương lai.

————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG

Hotline 24/7: 0878 32 4444

Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com

Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *