Bốc mộ là gì? – Những điều kiêng kỵ khi đi bốc mộ 2021

Nghi thức bốc mộ là một trong những phong tục lâu đời của Việt Nam. Khi người mất ra đi, gia quyến sẽ làm lễ viếng. Sau đó những người ở lại sẽ an táng cho người đã khuất. Tùy thuộc vào hình thức mai táng mà dẫn đến việc có thực hiện nghi thức bốc mộ hay không? Đây chính là một phần trong nghi thức mai táng người đã mất. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự biết đến nghi thức này và những điều kiêng kỵ. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải tìm hiểu và giải đáp cho các bạn về chủ đề này.

Nội dung

Bốc mộ là gì?

Để hiểu về nghi thức này, chúng ta cần phải hiểu về khái niệm cũng như những những điều liên quan. Bốc mộ hay còn được biết đến với một tên gọi quen thuộc khác chính là cải táng. Phong tục này đã có từ rất lâu đời. Cho đến nay nó đã trở thành một trong những nghi thức không thể thiếu của việc mai táng. Cải tảng chính là việc làm sạch phần tro cốt của người mất sau khi đã hung táng một thời gian đủ lâu. Hung táng là việc chôn cất cho người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Hình thức mai táng này là việc chôn cất thi hài người mất xuống huyệt đất đẹp.

Ý nghĩa của việc cải táng
Ý nghĩa của việc cải táng

Sau khoảng thời gian từ 3 – 5 năm khi thi hài người mất đã sạch sẽ, chỉ còn lại phần cốt. Gia quyến sẽ tiến hành cải táng để làm sạch phần cốt của người mất. Đây cũng là lần cuối gia quyến đưa tiễn người mất, sau đó đào sâu chôn chặt để người mất an nghỉ. Bốc mộ là nghi thức được thực hiện sau khi hung táng một thời gian đủ dài. Những công việc gia đình cần phải thực hiện bao gồm rất nhiều thủ tục. Gia quyến phải đào áo quan lên. Sau đó rửa sạch cốt của người mất, xếp cốt vào quách mới. Những công việc này thường sẽ nhờ đến đội chuyên gia thực hiện.

Sau đó đưa quách hoặc tiểu sành về khu đất mới để đào sâu chôn chặt. Đây mới chính là nơi an nghỉ cuối cùng của người mất. Thực tế trong thời gian hung táng, có thể áo quan đã bị mục nát. Cốt của người mất bị ngập trong nước bẩn, bị ván gỗ đâm chọc. Chính vì vậy, nghi thức bốc mộ được thực hiện để phần mộ của người mất được an yên. Tuy nhiên nghi thức này hiện nay đã ít được thực hiện hơn. Bởi các hình thức mai táng mới hiện nay như hỏa táng, thủy táng đã ra đời.

Khi nào nên thực hiện nghi lễ bốc mộ?

Như chúng tôi đã đề cập đến phía trên thời gian thích hợp để thực hiện nghi thức này khoảng 3 đến 5 năm sau khi hung táng. Tuy nhiên tùy thuộc vào thực tế hài cốt của người mất mà gia quyến đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Có rất nhiều trường hợp thi hài của người mất không thể phân hủy hoàn toàn. Thời gian bốc mộ có thể kéo dài lâu hơn. Đó chính là lý do, trước khi thực hiện nghi lễ này, gia quyến nên đi soi âm để xem xét.

Những nghi lễ diễn ra trong nghi thức bốc mộ
Những nghi lễ diễn ra trong nghi thức bốc mộ

Có thể do nơi đất chôn thi hài không đủ ẩm để di thể của người mất phân hủy sạch sẽ. Có có thể do vấn đề âm mà di thể không hoàn toàn sạch sẽ được. Gia quyến phải xem xét kéo dài thời gian hơn hay bốc mộ luôn. Trên thực tế, có rất nhiều gia quyến để thời gian đến 7 năm, 8 năm mới tiến hành cải táng. Điều này thực sự có sức ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh. Chính vì vậy, gia quyến cần phải xem xét thật kỹ trước khi tiến hành cải táng. Trần sao âm vậy, câu nói này vẫn luôn đúng cho đến nay. Làm phật lòng người mất, người trần cũng không thể thoải mái.

Nếu các bạn đã từng tìm hiểu về vấn đề cải táng, bốc mộ chắc chắn sẽ hiểu những trường hợp này. Năm tiến hành cải táng phải được tính toán dựa trên năm mất của người ra đi. Việc lựa chọn thời gian cải táng này để tránh xung sát với tuổi người mất. Hơn cả, việc cải táng được coi là việc trọng đại. Nghi thức này được diễn ra hay không cũng phải phụ thuộc vào tuổi của trưởng nam trong nhà. Thời điểm thích hợp để cải táng chính là từ cuối Thu đến Đông Chí của năm dự định. Phải nhờ đến thầy phong thủy, thầy cúng để bấm ngày đẹp, giờ tốt để thực hiện điều này.

Ý nghĩa của việc cải táng?

Thủ tục bốc mộ cải táng thường được diễn ra vào ban đêm. Quá trình thực hiện phải diễn ra vào buổi đêm và kết thúc trước khi mặt trời lên. Có rất nhiều điều cần kiêng kỵ khi thực hiện nghi lễ này. Chính vì vậy, ý nghĩa của nghi thức đem lại cũng là rất lớn. Ý nghĩa của việc cải táng không chỉ ảnh hưởng đến phần âm và còn ảnh hưởng đến người sống. Cải táng đúng cách, gia quyến có thể nhận được phúc phần. Người mất được an nghỉ sẽ phù hộ độ trì cho người thân còn sống trên trần gian.

Những câu chuyện về nghi thức bốc mộ
Những câu chuyện về nghi thức bốc mộ

Tuy nhiên, chỉ cần xảy ra một điều sai phạm. Gia quyến hoàn toàn có thể phải nhận những điều đen đủi. Ý nghĩa lớn nhất của việc bốc mộ cải táng đó chính là thể hiện lòng thành kính với người đã khuất. Con người chúng ta luôn sống theo đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”. Điều này được thể hiện trong lúc sống và ngay cả đối với người mất. Đưa di hài, hài cốt của người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng chính là ước nguyện của tất cả mọi người. Việc cải táng có ý nghĩa linh thiêng đã được coi là phong tục tập quán của người Việt.

Ngoài ra, việc chọn lựa được nơi chôn cất cho người mất sau khi cải táng cũng rất có ý nghĩa. Nơi được chọn phải là vùng đất cao ráo, mát mẻ. Sau khi bốc mộ gia đình sẽ đưa cốt về với vùng đất này. Nhiều gia đình cần phải kỳ công xem xét vị trí đất đai, hướng đặt để cầu phúc đức. Điều này cần thiết đối với phần âm và dương thế. Người mất cũng được mãn nguyện, an nghỉ thanh thản.

Những điều kiêng kỵ khi thực hiện nghi lễ bốc mộ

Nghi thức cải táng, bốc mộ là một trong những điều quan trọng nhất đối với người mất. Chính vì điều đó, mà những điều gia quyến cần phải tránh khi thực hiện điều này là rất quan trọng. Hầu hết những nghi thức liên quan đến tâm linh, phần âm đều đi kèm với những điều kiêng kỵ. Điều quan trọng nhất đối với nghi thức này chính là thời điểm cải táng.

Hình thức bốc mộ ở Việt Nam
Hình thức bốc mộ ở Việt Nam

Không chỉ đơn giản là việc chọn được năm phù hợp để tiến hành cải táng. Mà hơn cả, gia chủ cũng phải đẻ tâm đến ngày giờ cải táng sao cho phù hợp nhất. Phù hợp ở đấy chính là phù hợp với tuổi người mất, tuổi trưởng nam. Còn phải là ngày đẹp giờ thiêng để tiến hành nghi thức bốc mộ. Những điều này gia quyến không thể tự quyết định. Các gia quyến trước khi thực hiện cần phải nhờ đến sự xem xét của thầy pháp, của cao tăng hoặc thầy phong thủy. Bởi lẽ, việc âm không thể để người trần mắt thịt tự quyết. Chỉ cần sai lệch có thể những người còn sống sẽ phải chịu đen đủi.

Khi tiến hành nghi thức bốc mộ gia quyến cũng phải chú ý đến hành vi cử chỉ trong buổi lễ. Có những điều cần tránh như không được để ánh mặt trời chiếu vào cốt. Hay lúc cải táng không được để thiếu sót, thất lạc bất kỳ phần nào của thi hài. Đây đều là những điều cơ bản mà gia quyến nên chú ý. Sẽ tốt hơn cả, nếu gia quyến nhờ được thầy, được đội cải táng thực hiện. Mọi điều cần tránh, điều kiêng kỵ sẽ được phổ biến trước khi thực hiện.

Bốc mộ là gì
Bốc mộ là gì

Lời kết

Có thể nói, những điều cần biết về nghi thức bốc mộ cải táng đã được chúng tôi đề cập trên đây. Nghi thức này thực sự quan trọng và đem lại nhiều ý nghĩa tâm linh cao cả. Mọi gia quyến trước khi thực hiện cần phải chú trọng xem xét. Hãy chuẩn bị thật kỹ và ghi nhớ mọi điều để nghi lễ được diễn ra trọn vẹn. Không phải tự nhiên, ông cha ta lại đề cao nghi lễ này đến vậy. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Chỉ cần gia chủ thành tâm thực hiện, nhất tâm chuẩn bị ắt hẳn mọi thứ sẽ được như ý.

Đọc thêm bài viết của chúng tôi: Xem hướng đặt mộ theo tuổi đúng chuẩn mang lại phúc phần cho GĐ

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *