Đạo Phật thường hướng người ta đến cái thiện, những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Những người tín đạo Phật thường sống lương thiện, ngay thẳng, học tập nhiều đức tính tốt. Cũng có lẽ vì tín ngưỡng đạo Phật thanh tịnh như vậy nên có rất nhiều người đã đi lễ chùa mong được an yên. Đi lễ và tìm hiểu về tín ngưỡng đạo Phật là một trong số nét đẹp của người dân ta. Tuy nhiên, đi lễ đền chùa cũng nên hiểu về đạo. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp về bàn thờ Tam Bảo tại chùa nhé!
Nội dung
Bàn thờ Tam Bảo là gì?
Để hiểu hơn về đạo nhà Phật cũng như những nghi thức khi đi lễ, chúng ta cần phải hiểu Tam Bảo là gì? Thông thường, mỗi khi đi lễ Phật, chúng ta thường sẽ thấy bàn thờ chính giữa là ban Tam Bảo. Bàn thờ Tam Bảo thờ tụng ba ngôi báu gồm Phật bảo, Phát bảo và Tăng bảo. Nếu như trong đời sống thường ngày, báu vật của chúng ta chỉ là tiền bạc, tình cảm trai gái,… Những thứ làm thỏa mãn nhu cầu của con người đều có thể là kho báu, bảo vật. Tuy nhiên đối với đạo Phật, bảo vật thật sự không phải những thứ tầm thường như vậy. Đạo Phật hướng tới cuộc sống an yên, không vướng bận, không ganh đua.
Bảo vật trong Phật Giáo chính là Tam Bảo bao gồm Phật bảo, Phát bảo, Tăng bảo. Những món bảo vật này mới thực sự có thể dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Con người phải trải qua muôn vàn kiếp nạn. Sinh, lão, bệnh, tử là những điều không thể tránh khỏi. Bảo vật tầm thường trong cuộc sống không thể giúp cho con người thoát khỏi khổ đau, phiền muộn. Nhưng đạo Phật từ bi cùng Tam bảo lại có thể hồi hướng, giúp cho con người tỉnh táo. Bàn thờ Tam Bảo cũng được lập lên là vì thế. Những thứ quý giá nhất trong tín ngưỡng thờ Phật được trân trọng, tôn vinh.
Ba món bảo vật của nhà Phật soi sáng cái tâm của người thành kính. Không phải tự nhiên, những người học hỏi về tín ngưỡng đạo Phật lại có thể an nhiên, nhẹ nhàng đến vậy. Quan điểm về tín ngưỡng của chúng ta thay đổi, đem đến những sự chuyển biến trong cuộc sống. Ba ngôi báu của đạo Phật giống như ngọn đèn sáng trong đêm tối. Soi rọi, dẫn đường chỉ lối cho chúng sanh chính là những điều tốt đẹp mà đạo Phật đem tới. Chúng sanh hiểu về đạo Phật với tâm sáng, thành kính sẽ nhận được nhiều điều hoan hỉ.
Giải nghĩa về Tam bảo nhà Phật
Như chúng ta đã nói đến phía trên, ba ngôi báu được thờ tại bàn thờ Tam Bảo bao gồm Phật bảo, Phát bảo, Tăng bảo. Chắc hẳn sẽ có nhiều người chưa hiểu về ba ngôi báu này. Để có thể giác ngộ và hiểu hơn về tín ngưỡng đạo Phật, các bạn nên biết đến ý nghĩa của ba món pháp bảo này.
Phật bảo chính là ngôi báu thứ nhất trong Tam bảo của Phật giáo. Đức Phật chính là người đã tìm ra nguồn đạo giải thoát, cứu rỗi chúng sanh. Từ đó đạo Phật được ra đời với ước muốn giúp cho chúng sanh được vượt ra được vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ ngôi báu của mình để đi tìm chân lý, phương pháp tu tập. Chính giây phút Người đắc đạo đã được tôn xưng là Phật. Cũng từ đó Phật bảo được ra đời, là ngôi vị trên cao của nhà Phật.
Pháp bảo là ngôi báu thứ hai được thờ trên bàn thờ Tam Bảo. Đây chính là những chân lý được giác ngộ, phương pháp tu tập Đức Phật để lại. Pháp chính là phương thức để chúng sanh thực hành theo. Hiểu về đạo Phật, chúng ta còn có thể hiểu rằng Pháp ở đây chính là phương pháp nhiệm màu. Pháp bảo có thể chữa trị những tâm bệnh phiền não của chúng sanh trong Tam giới. Giác ngộ với đạo nhà Phật, chúng sanh có thể an yên.
Tăng bảo là vị trí thứ ba trên bàn thờ Tam Bảo. Chúng ta vẫn thường sử dụng từ tăng ni để chỉ những người từ bỏ cuộc sống gia đình, để dành trọn tâm mình cho đạo Phật. Những vị cao tăng tu thành chính quả, cả đời hướng thiện, tu tập đạo Phật. Đây chính là những người thay mặt ba đời của Đức phật lan tỏa đạo phật đến với chúng sanh. Tăng bảo chính là danh xưng của những vị cao tăng đã hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt chúng sanh qua khổ cực, nẻo đường u tối.
Ý nghĩa của bàn thờ Tam Bảo
Hiểu về ý nghĩa của từng ngôi báu trong ban Tam Bảo chúng ta có thể được giác ngộ nhiều hơn về đạo Phật. Ý nghĩa của bàn thờ Tam Bảo cũng là điều chúng ta cần phải biết. Tâm thành hướng thiện là một điều tốt, học đạo, hiểu về đạo tích đức muôn đời.
Trong chính điện hay còn được gọi là Phật điện tại mỗi ngôi chùa luôn đặt ban Tam Bảo ở chính giữa. Điều này cúng đem theo những ẩn ý như triết lý vô thường của đạo Phật luôn được đặt lên hàng đầu. Tam thân Phật cũng chính là những điều mà đạo Phật tôn kính chính là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng thân”. Những vị trí tượng Phật được đặt trên bàn thờ Tam Bảo cũng ứng theo những điều ấy.
Pháp thân Phật
“Pháp thân Phật” chính là lớp trên cùng của bàn thờ. Trên cùng là tượng Tam thế. Tên đầy đủ của tượng phật này chính là Tam thế tam thiên Phật. Tượng phật mang theo ý nghĩa thờ ba nghìn vị Phật thời quá khứ, hiện tại, tương lai. Trong đó Thiên chính là con số hàng ngàn, vô vàn không thể kể xiết hay đếm được. Các vị Phật này thường được tạc dáng chung là ngồi kết già. Để có thể nhận biết được vị trí của các vị phật chính là sự khác nhau của dáng tay kết ấn được tạc.
Thông thường vị trí được đặt sẽ là Quá khứ thế, Hiện tại thế và Vị lai thế. Bên trái chính là vị Phật trong quá khứ. Chính giữa là vị phật ở Hiện tại, và bên phải chính là vị phật ở tương lai. Mỗi vị phật đều đem đến những ý nghĩa khác nhau. Chỉ khi các bạn tìm hiểu kỹ về tín ngưỡng đạo phật các bạn mới hiểu được bàn thờ Tam Bảo tôn kính đến thế nào?
Báo thân Phật
Báo thân Phật chính là hàng tượng thứ hai trên bàn thờ Tam Bảo. Đây là hàng tượng Di đà đại diện cho Phật Giáo. Tâm và trí tuệ chính là hai điều quan trọng nhất đạo Phật đề cao. Phật A Di Đà được đặt ở giữa thể hiện tám tính. Từ đó phân thân thành các vị Phật Quan thế âm Bồ tát bên trái và Đại thế chí Bồ tát bên phải. Mỗi vị phật phân thân đem theo bốn tính đại diện cho các thuộc tính từ tâm và trí tuệ.
Quan thế âm Bồ Tát là đại diện cho bốn tính thuộc từ tâm là đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả. Đại thế chí Bồ tát là đại diện cho bốn tính thuộc trí tuệ là đại hùng, đại lực, đại trí, đại dũng. Mỗi vị Phật lại có hình dáng, tướng tạc khác nhau thể hiện cho uy lực khác nhau. Nếu các bạn tìm hiểu kỹ về từng vị phật, các bạn sẽ thấy được ý nghĩa to lớn mà đạo Phật đem lại. Hướng thiện, từ bỏ những thứ tầm thường tam giới chính là chân lý đạo Phật đem tới.
Ứng thân Phật
Ứng thân Phật chính là hàng thứ 3 trong vị trí bàn thờ Tam bảo. Với bộ tượng bao gồm các vị phật Thích ca liên hoa. Đức Thích Ca ngự ở giữa với dáng vẻ tay cầm nhành sen. Phật Ma Ha Ca Diếp bên trái và A Nan Đà bên phải. Đây chính là tam thân của Phật được đặt tại ban Tam Bảo ở mỗi ngôi chùa. Sẽ có nhiều lớp tượng Phật hơn với ý nghĩa sâu sắc. Các bạn nên tự mình tìm hiểu trong sách đạo nhà Phật để thấu hiểu hơn cả.
Có thể nói, những điều cần biết về bàn thờ Tam Bảo tại chùa đã được chúng tôi giải đáp trên đây. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn mở mang hiểu biết về đạo Phật. Đây chỉ là những giải đáp ngắn gọn về ý nghĩa. Các bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về tâm linh tại trang chủ của chúng tôi.
Đọc thêm bài viết của chúng tôi: Chùa Hương ở đâu? Chùa Hương Hà Nội có gì đặc biệt?