Tổ chức tang lễ cho người đã mất là một nghi thức truyền thống vô cùng thiêng liêng, cao cả. Người mất ra đi luôn là một sự đau buồn, mất mát cho những người ở lại. Thế nên, việc tổ chức tang lễ giống như một lễ kỷ niệm, thăm viếng lần cuối của người ở lại với người đã ra đi. Quy trình tổ chức tang lễ đòi hỏi rất nhiều điều kiện, nghi thức khác nhau. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quy trình tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ Cầu Giấy nhé!
Nội dung
1. Chuẩn bị tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ Cầu Giấy
Sau khi người đã mất chính thức ra đi trong giờ phút này con, cháu người thân sẽ phải tắm gội sạch sẽ cho người mất bằng nước lá thơm hoặc rượu sau đó cắt móng chân móng tay. Móng chân , móng tay này sẽ không vứt đi mà đem gói lại cẩn thận đặt vào quan tài. Sau đó thay bộ quần áo trắng đã được chuẩn bị từ trước, với người nào quy phật thì mặc bộ quần áo có in dấu của nhà phật gọi là lục phù.
Sau đó buộc hay ngón chân cái của người đã mất lại với nhau, hai tay để lên bụng, bỏ vào miệng người đã mất một ít gạo sống và một ít tiền lẻ dùng một chiếc đũa ăn cơm hàng ngày để ngáng miệng người chết sau đó phủ lên mặt một tờ giấy hoặc một mảnh vải trắng. Việc ngáng đũa qua miệng theo quan niệm của khoa học là để tử khí trong cơ thể thoát ra. Sau đó buông màn rồi thắp một ngọn đèn dầu hoặc một ngọn nến ở đầu giường, từ lúc này con cháu phải thay nhau túc trực không để chó, mèo hoặc chuột nhảy qua.
Theo giải thích của dân gian thì khi mèo nhảy qua sẽ làm cho hồn nhập trở lại xác, người chết sẽ ngồi dậy khi đó người nhà phải tìm một thầy cúng cao tay đến để làm lễ, niệm thần chú thì xác mới nằm xuống được. Lúc này cứ để người chết nằm đấy và báo cho họ hàng gần xa biết và xem giờ để làm lễ khâm niệm. Những đồ tiếp xúc với người chết hàng ngày như: quần ,áo, giầy ,dép, giường, chiếu lúc này phải đem thả trôi sông hoặc đốt hết đi. Với người chết không có bệnh tật thì một số đồ dùng tốt được con cháu sử dụng lại vì họ quan niệm dùng đồ đó sẽ được phù hộ. Đặc biệt là khi người già đang hấp hối thì con cháu không được khóc tránh để nước mắt rơi vào thì hài vì như vậy người chết ra đi sẽ không thanh thản.
Xem thêm: Nhà tang lễ Thanh Trì thông chi tiết các dịch vụ ở đây
2. Lập bàn thờ vong
Trước lúc chờ để được giờ đẹp khâm liệm người ta thường phải lập bàn thờ vong. Trước đây bàn thờ vong thường cắm hai cây chuối ở hai bên nhưng ngày nay do xã hội phát triển nên chuối không còn được trồng rộng rãi vì vậy nó được cải biên theo lối hiện đại. (Nhưng nếu gia chủ yêu cầu thì dịch vụ tang lễ trọn gói nhà tang lễ sẽ đáp ứng đầy đủ) bàn thờ vong thường có nải chuối, bưởi, hoa quả theo mùa, ảnh bài vị người đã mất và thường được kết hoa rất cầu kỳ để tỏ lòng thương tiếc đến người đã khuất.
3. Khâm liệm
Sau khi kèn trống được nổi một hồi dài thì người ta bắt đầu tiến hành khâm liệm. Người khâm liệm bỏ khăn che mặt và đũa ngáng miệng ra sau đó người tà dùng vải trắng gói người chết lại, gáy được gối lên hai chiếc bát úp. Phong tục không thể thiếu là bỏ một bộ chắn vào quan tài để khử trùng và để che chở cho người mất. Đối với người mất mắc bệnh thì người ta cho chè vào quan tài để hút ẩm và khử mùi hoặc dùng đá khô CO2.
4. Nhập quan
Nhập quan là đưa thi hài vào quan tài, thầy cúng thắp hương khấn vái rồi làm thủ tục phát mộc dùng dao chặt vào bốn góc của quan tài nhằm đuổi bọn mà quỷ và mộc tinh. Con cháu mặc tang phục đứng hai bên, họ hàng từ từ nâng nhẹ thi hài đặt vào quan tài.
5. Gọi hồn
Thầy cúng làm lễ gọi hồn thường thì cầm áo người chết ra sân hoặc ngoài đường quay về bốn hướng: Đông , Tây, Nam , Bắc đàn ông thì gọi “ba hồn bẩy vía”, đàn bà thì gọi “ba hồn chín vía” về nhập quan. Xong bỏ áo người chết vào quan tài coi như họ đã về nhập quan. Người ta quan niệm rằng khi người chết đi thì hồn vía sẽ đi lang thang khắp không trung nên phải làm lễ này và khấn để trình báo lên thiên đình là trần gian có người quy tiên để ghi vào sổ thiên tào.
6. Lễ phát tang
Chủ lễ làm lễ phát tang, số khăn tang , mũ mấn được chuẩn bị đủ với số con cháu đặt vào một chiếc mâm trên hương án. Trong lúc làm lễ thì con cháu phải chắp tay quỳ khấn ở dưới, sau khi lễ xong thì con trưởng sẽ phát khăn, áo cho mọi người, khăn tang của người vắng mặt thì để lại trên mâm. Con trai, con gái, cháu , chắt được phát khăn mặc và chít vào đầy đủ, con rể thì chỉ chít khăn không phải đội mũ.
Cách thức để tang cũng có quy định rõ ràng: Tang cha mẹ thì thắt khăn sổ mối, hai dải khăn dài ngắn khác nhau nếu bố, mẹ của hai bên có người còn sống và bằng nhau nếu đã mất hết; vợ để tang chồng cũng chít khăn sổ mối, một dải dài, một dải ngắn nhưng chồng để tang vợ thì chỉ quấn vòng tròn quanh đầu, cháu quấn khăn trắng quanh đầu thành vòng tròn, chắt thì khăn vàng và chút quấn khăn đỏ. Trong suốt thời gian đám tang, luôn có con cháu túc trực cạnh quan tài hờ khóc.
7. Phúng viếng.
Sau khi phát tang họ hàng thân thiết đến phúng trước lúc này các con luôn túc trực đứng cạnh bàn thờ vong để đáp nghĩa. Thường thì họ hàng sẽ phúng hương hoa, xôi gà còn hàng xóm bạn bè thì phúng hương với phong bì.
8. Tế vong.
Buổi tối khi phúng viếng đã vãn khách, phương hiếu làm lễ tế vong. Người nhà chuẩn bị mâm cơm rượu thịt đầy đủ để dâng lên bàn thờ vong.
9. Quay cữu.
Đúng 12 giờ đêm người ta làm lễ quay cữu, quan tài được quay theo chiều ngang của ngôi nhà đầu quay về phía bàn thờ chân quay ra ngoài cửa
10.Tế cơm.
Sáng hôm sau người nhà chuẩn bị bát cơm, quả trứng, một đĩa muối, một chén nước lã lần lượt dâng từng thứ lên bàn thờ vong.
11. Cất đám.
Đến giờ đưa tang chủ lễ đọc điếu văn sau đó dùng đinh đóng nắp ván thiên lại quan tài được mọi người hàng xóm đưa lên xe tang.Lúc này con trưởng có lời cảm ơn cơ quan, hàng xóm đã có mặt chia buồn cùng gia đình.
Suốt quá trình đưa người mất ra nghĩa trang cờ, tướng đi trước linh cữu đi sau, con cái đi sau linh cữu kèn trống được đánh liên hồi, và vừa đi vừa rải vàng mã tiền lẻ từ nhà đến nghĩa trang.
12. Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu.
Huyệt được chuẩn bị từ chiều hôm trước, khi quan tài cho xuống huyệt thì con trai sẽ lấp miếng đất đầu tiên, sau đó các con các cháu mỗi người lấp một miếng thể hiện tình cảm, ý nghĩa đắp mộ cho cha mẹ. Ở trên có các đội tụng kinh, xong xuôi thì ra về tuyệt đối không đi theo đường lúc đi và con cái không được khóc nữa vì như vậy là hồn người mất sẽ khó mà siêu thoát.
Có thể nói, quy trình thực hiện một lễ tang bao gồm rất nhiều nghi thức cần phải thực hiện. Nhà tang lễ quận Cầu Giấy sẽ thực hiện những nghi thức này dành cho những gia chủ đã đăng ký trọn gói. Gia chủ chỉ cần phối hợp cùng nhà tang lễ sẽ có thể tổ chức được buổi tang lễ đầy đủ nhất. Đưa tiễn người đã khuất về với nơi an nghỉ cuối cùng.
Các dịch vụ bandatnghiatrang cung cấp.
- Dịch vụ chăm sóc phần mộ
- Dịch vụ chăm sóc khuôn viên cắt tỉa cây cảnh
- Dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói
- Dịch vụ hỏa táng trọn gói
- Dịch vụ xe tang lễ
- Dịch vụ bốc mộ sang cát
- Dịch vụ đưa đón khách cũng như người thân lên thăm quan phần mộ
- Dịch vụ cúng giỗ online
- Dịch vụ cầu an cầu siêu
- Dịch vụ tư vấn dự án miễn phí (giá cả cũng như lô số trên dự án)
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của Bandatnghiatrang. Để biết thêm chi tiết thông tin về Nghĩa trang Lạc Hồng Viên và đặt lịch tham quan miễn phí vui lòng liên hệ với Phó văn phòng đại diện Mr Phương (0878 32 4444) để nhận tư vấn miễn phí
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ
Hotline 24/7: 0878 32 4444
Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com
Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com