Gia quyến có người ra đi luôn là thời điểm đau thương, đáng tiếc. Thế nhưng, nén lại đau buồn, gia quyến vẫn cần phải thực hiện tang lễ trọn vẹn cho người ra đi. Thủ tục tang lễ chính là những điều gia quyến nên quan tâm vào thời điểm này. Ai cũng đau lòng, thương xót, nhưng để người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng mới là điều mà chúng ta nên làm. Nói về những thủ tục và vật dụng trong đám tang có thể sẽ ít người biết đến. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Nội dung
Chuẩn bị trước khi nhập quan – thủ tục tang lễ
Khi người ra đi vừa trút hơi thở cuối cùng cũng là lúc gia quyến nên bắt đầu chuẩn bị tang lễ. Người ta thường gọi thời điểm này chính là trước khi nhập quan. Gia quyến cần chuẩn bị chu đáo và thực hiện đầy đủ các khi thức cho người mất. Trước khi nhập quan, gia quyến cần phải thực hiện lau rửa, tắm rửa lần cuối cho người đã mất. Nghi thức cũng chính là thể hiện lòng hiếu thảo tôn kính dành cho người đã ra đi. Thủ tục tang lễ trọn gói hiện nay thường sẽ bao gồm cả dịch vụ này.
Thế nhưng từ xa xưa, người nhà của người mất, hoặc họ hàng đều phải tự mình chuẩn bị và thực hiện. Nước thơm để tắm rửa cho người mất bao gồm gừng tươi, bưởi, bồ kết, ngải cứu,… Có rất nhiều loại thảo mộc được đưa vào trong loại nước này nhằm mang đến mùi hương tự nhiên. Sau khi lau rửa, gia quyến cần chọn một bộ quần áo chỉnh tề dành cho người mất. Bộ quần áo này sẽ theo người mất đến lúc nhập quan. Bên cạnh quần nào thì vật dụng của người mất cũng không được phép thiếu. Đây đều là những vật dụng đúng theo thủ tụng tang lễ người Việt.
Gia quyến còn phải chuẩn bị vải đám tang để che mặt và phần thân của người mất. Sau đó gia quyến cần liên hệ đến đội kèn trống hoặc nhà tang lễ để chuẩn bị lễ tang. Hầu hết hiện nay những vật dụng tang lễ đều đã có sẵn trong các gói dịch vụ. Các bạn có thể nhờ đến dịch vụ tang lễ để chuẩn bị đầy đủ những món đồ cần thiết và nghi lễ. Thủ tục tang lễ của người Việt Nam có rất nhiều, không phải ai cũng nhớ được hết. Chính vì vậy dịch vụ được cho ra đời để giúp các gia quyến giải quyết mọi vấn đề trong thời điểm tang gia bối rối.
Chuẩn bị bàn thờ – thủ tục tang lễ
Dù gia quyến có tổ chức tang lễ tại gia hay tại nhà tang lễ thì cũng cần phải chuẩn bị bàn thờ cho người mất. Bàn thờ ở đây phải là bàn thờ riêng để những người viếng thăm thắp hương cho vong linh. Gia quyến cần phải chuẩn bị bàn thờ riêng cho vong linh và sử dụng cho đến thất tuần. Thủ tục tang lễ trọn gói cũng bao gồm việc chuẩn bị bàn thờ mới. Tuy nhiên gia quyến cũng có thể tự mình chuẩn bị theo các vật phẩm sau đây.
Bàn thờ riêng bao gồm 2 cây chuối nhỏ, 2 lọ hoa, 2 bát hương. Một bát hương đặt trên linh cữu sau khi nhập quan, 1 bát hương đặt trên bàn thờ. Di ảnh của người mất là điều không thể thiếu. Ngoài ra còn cần chuẩn bị nến, hương thơm để thắp. Thủ tục tang lễ còn rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị như tang phục cho gia quyến, khăn tang,… Những điều này đều cần phải chuẩn bị trước khi lễ phát tang được diễn ra. Như vậy khách đến viếng lễ có thể đeo khăn hoặc thắp hương tưởng nhớ người ra đi.
Đội tiếp khách sau khi viếng lễ
Chắn chắn gia quyến cần phải bày tỏ lòng biết ơn đối với khách đến viếng lễ, đưa tiễn. Đội tiếp khách thường sẽ là những người họ hàng thân cận với người đã mất. Chỉ cần bàn tiếp khách cùng với nước trà đơn sơ để bày tỏ. Điều này đã thể hiện được sự hiếu khách của gia quyến đối với những người đến lễ. Thủ tục tang lễ và những điều cần chuẩn bị không thể bỏ qua bước này. Ngoài ra, khi lễ viếng bắt đầu, gia quyến còn phải chuẩn bị bàn tang lễ.
Đĩa và hương để khách đến viếng lễ thắp hương cho người mất là thứ không thể thiếu. Bàn tang lễ nên chuẩn bị sổ tang, bút để ghi tên những người đã đến viếng thăm, chia buồn. Cáo phó cũng là vật phẩm không thể thiếu trong mọi tang lễ. Tờ giấy này dùng để báo tin buồn đến với làng xóm thân cận, họ hàng gần xa. Những ai quen biết với người đã mất còn biết được tin để đến chia buồn, đưa tiễn lần cuối.
Quy trình nhập quan và phát tang
Trong thời điểm này, mọi gia quyến nên nghe theo chỉ dẫn của thầy cúng. Bởi lẽ, chúng ta không thể nào biết thầy sẽ cần đến thứ gì để chuẩn bị từ trước. Đối với nhiều thầy việc cúng lễ nhập quan diễn ra sẽ khác nhau. Gia quyến nên hỏi ý kiến thầy để chuẩn bị kịp thời. Thầy sẽ là người cúng chính trong lễ nhập quan. Sẽ có những tuổi cần phải tránh trong thời điểm này. Rất nhiều quy tắc các bạn cần phải nhớ. Thế nên thủ tục tang lễ diễn ra trong lễ nhập quan và phát tang, gia quyến nên chuẩn bị theo dặn dò của thầy cúng lễ.
Công tác phát tang chuẩn thủ tục tang lễ
Sau khi thầy cúng đã lễ xong, thời điểm phát tang chính thức diễn ra. Đại diện ban tổ chức lễ tang sẽ đọc diễn văn. Gia quyến sẽ thắp hương và bắt đầu mặc tang phục theo đúng nghi thức. Kể từ giờ phút đó, gia quyến mới bắt đầu tiếp khách đến viếng lễ. Những lượt khách đến dâng hương, nhìn mặt người ra đi lần cuối. Công tác chuẩn bị và thực hiện trong giai đoạn này đã được sắp xếp từ trước. Thủ tục tang lễ sẽ diễn ra theo đúng những trình tự đã được đề cập đến từ trước.
Nếu như gia quyến chọn dịch vụ tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ thì công tác lễ tang đã được chuẩn bị đầy đủ. Gia quyến chỉ việc làm theo những sắp xếp từ trước. Nếu gia quyến tổ chức tại nhà riêng thì công tác chuẩn bị sẽ cần phải thực hiện nhiều hơn. Thời điểm tang gia bối rối rất dễ diễn ra sai lầm. Gia quyến nên chú ý đến mọi điều xảy ra.
Chuẩn bị đưa tang và an táng trong thủ tục tang lễ
Sau khi lễ viếng được diễn ra trọn vẹn, linh cữu của người mất sẽ được đưa tiễn về nơi an nghỉ cuối cùng. Tùy vào cách thức an táng mà những nghi thức sau đó sẽ diễn ra khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện nghi lễ cuối cùng này, gia quyến nên nhờ thầy đến cúng, xem xét giờ đưa tiễn cẩn thận. Trong lúc thầy cúng, toàn bộ gia quyến phải quây quần bên linh cữu. Thủ tục tang lễ sẽ được thầy cúng và đội tổ chức chuẩn bị. Việc của gia quyến là nghe theo những sắp xếp của tổ chuẩn bị để mọi thứ diễn ra chu toàn nhất.
Trước khi linh cữu được di chuyển, gia quyến nên cử một người đại diện để đọc điếu văn và lời cảm ơn. Đây chính là những giây phút xúc động nhất trong mọi lễ viếng. Thời điểm cuối cùng để người thân, bạn bè của người mất có thể nhìn mặt họ lần cuối. Sau khi điếu văn kết thúc, giờ lành đã điểm, đội tổ chức sẽ tiến hành đưa di hài của người mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Có thể nói, những thủ tục tang lễ cần biết đã được chúng tôi đề cập trong bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin này có thể đem đến cho các bạn những điều có ích. Không ai trong số chúng ta có thể kìm nén đau lòng khi mất đi người thân. Thế nhưng, những thủ tục cần thiết cho tang lễ vẫn phải diễn ra đầy đủ và trọn vẹn. Hãy để người ra đi về với nơi an nghỉ một cách yên bình, thanh thản nhất. Đây chính là những lễ nghĩa cuối cùng mà gia quyến có thể thực hiện dành cho người đã ra đi.
Tham khảo thêm bài viết của chúng tôi: Phong tục ma chay – Những điều kiêng kị khi nhà có tang