Nhắc đến những ngôi chùa đẹp ở Hà Nội, một trong những địa chỉ không thể quên chính là chùa Trấn Quốc Hà Nội. Đây là ngôi chùa gắn liền với nhiều di tích lịch sử lâu đời, và luôn được nhiều người tìm về với mong muốn lòng an yên hơn. Vậy bạn biết chùa Trấn Quốc thờ ai không? Đến chùa Trấn Quốc cầu gì? Nếu chưa biết, cùng chúng tôi đọc tiếp bài viết dưới đây để có thể hiểu và có cho mình những lựa chọn tốt nhất nhé. Bắt đầu ngay thôi.
Nội dung
Lịch sử của chùa Trấn Quốc Hà Nội
Ban đầu chùa Trấn Quốc Hà Nội không có tên là Trấn Quốc mà có tên là Khai Quốc. Chùa được dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa, với địa điểm gần bờ sông Hồng. Cho đến đời Lê Trung Hưng, chùa lại được dời vào trong đê Yên Phụ, và dựng ở trên nền cũ cung Thúy Hoa và điện Hàn Nguyên. Vào những năm sau đó, cứ cách vài năm chùa lại được trùng tu và mở rộng.
Đến đầu đời nhà Nguyễn, chùa được trùng tu, đắp tượng và đúc chuông cực kỳ hoành tráng. Năm 1842, vua Thiệu Trị có đến thăm chùa, ban cho chùa 1 đồng tiền vàng lớn cùng với 200 quan tiền. Không chỉ có vậy, vua còn ban cho tên chùa khác, đổi thành chùa Trấn Bắc. Thế nhưng do dân và các sư thầy đã quen với tên Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông, thế nên tên cũ vẫn được giữ và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là sơ lược về lịch sử chùa Trấn Quốc.
Kiến trúc của chùa Trấn Quốc
Sau khi đã tìm hiểu về chùa Trấn Quốc ở đâu, nhiều người muốn biết rõ thông tin về kiến trúc của ngôi chùa này. Theo tìm hiểu, chùa Trấn Quốc giống với hầu hết các ngôi chùa khác ở Việt Nam. Phần kết cấu và nội thất của chùa đều được quy hoạch kỹ lưỡng, đảm bảo được xếp theo trình tự và đúng nguyên tắc khắt khe nhất của Phật giáo. Khi nhìn vào chùa, có thể thấy rằng có 3 ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương cùng với thượng điện được nối lại thành hình chữ Công.
Bên phía Tây được đặt Tiền đường. Tại hai bên nhà thiêu hương và thượng điện có hai dãy hành lang. Ở phía sau thượng điện được đặt gác chuông. Phần gác chuông này thực chất là một ngôi nhà ba gian, có mái chồng diêm và nằm ngay ở trên trục sảnh ở đường chính.
Phía bên phải là nhà tổ, ngoài ra bên trái là nhà bia. Ngoài ra, sau chùa Trấn Quốc Hà Nội còn có một số mộ tháp cổ đã lâu đời.
Bảo tháp của chùa Trấn Quốc
Tại chùa Trấn Quốc Hà Nội, bảo tháp là một tòa tháp gồm có 11 tầng. Diện tích của tòa này rơi vào khoảng 10,5m2. Bên phía trong bảo tháp được thờ tượng phật A Di Đà được làm hoàn chỉnh bằng chất liệu đá quý. Bên trong bảo tháp, bên ngoài tượng phật chính ra còn có 66 pho tượng khác cực kỳ đẹp và tinh tế. Bên trên của tòa tháp được đúc kết 1 tòa sen có 9 tầng. tòa sen này được làm bằng đá quý sáng trong, được so sánh giống với một bông hoa sen đang nở rộ rực rỡ, và tỏa ra hương thơm ngát.
>>> Có thể bạn chưa biết: Siêu công viên tâm linh Lạc Hồng Viên có xa trung tâm Hà Nội
Tòa tiền đường của chùa Trấn Quốc Hà Nội
Nhà Tiền đường là nơi thờ phụng rất nhiều ngôi tượng độc đáo, rất đẹp và các quan công nổi tiếng. Ở đây được nhiều người biết và nhắc đến nhất là tượng phật Thích Ca Nhập Niết. Tượng phật này được làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng rất chất lượng. Đây được bình chọn là bức tượng Niết đẹp nhất của Việt Nam, bởi thế mà bạn không thể bỏ qua khi tìm tới chùa Trấn Quốc được đâu.
Thượng điện của chùa Trấn Quốc
Thượng điện được lưu trữ 14 tấm bia. Đây không phải là những tấm bia thông thường mà đều là những tấm bia có giá trị bởi chúng có khắc lên những bài thơ của các vị tiến sĩ cực kỳ nổi tiếng. Bất cứ ai khi đến thăm thượng điện đều không khỏi suýt xoa khi chiêm ngưỡng và nghiền ngẫm những bài thơ giá trị này.
Cây bồ đề tại chùa Trấn Quốc Hà Nội
Đến với chùa Trấn Quốc Hà Nội, nếu bạn bỏ qua cây bồ đề thì đó hẳn là một sự sai lầm. Cây bồ đề này vốn dĩ nổi tiếng và được nhiều người nhắc tới là bởi nó được vị tổng thống Ấn Độ Prasat đã tận tay trao tặng cho Bác vào tháng 3/1959 để thể hiện tình cảm khăng khít, gắn bó và sự hòa bình mà 2 nước mong muốn.
Cây cũng tượng trưng cho sự trí tuệ mà Đức Phật mang đến, với lòng vị tha và sự nhân ái. Sau nhiều năm được trồng, cây vẫn xanh tươi và tốt lá, thể hiện cho sự chăm sóc cẩn thận mà các sư trụ trì mang đến.
Đi chùa Trấn Quốc Hà Nội cầu gì?
Việc đi chùa Trấn Quốc cầu gì được khá nhiều người muốn tìm hiểu. Với ngôi chùa được mệnh danh là cổ nhất Việt Nam này, bạn có thể đến vào những ngày như mùng 1 hoặc là 15 hàng tháng. Việc đến và làm lễ vào những ngày này sẽ hợp với những người muốn cầu sự bình an, an khang cho bản thân và sức khỏe, thành đạt cho cả gia đình.
Ngoài ra, vào những ngày trọng đại như lễ Vu Lan, bạn có thể tới chùa để cầu chúc sức khỏe cho cha và mẹ mình. Đây là tấm lòng hiếu thảo mà con cái muốn mang đến, bởi thế lại càng đáng để trân trọng hơn.
Ngoài ra, nhiều người còn đến chùa Trấn Quốc để cầu may cho năm mới. Lý do là bởi tại đây có lễ hội cầu may hay được tổ chức vào đầu năm. Không chỉ những người Hà Nội mà du khách thập phương cũng tìm đến để mong cầu những điều tốt lành, ước cho một năm may mắn thuận buồm xuôi gió.
Nếu như ai chưa có một nửa của mình, họ hoàn toàn có thể tìm đến chùa để cầu duyên. Tuy rằng không nổi tiếng như chùa Hà ở Hà Nội, thế nhưng việc nhờ đến sự linh thiêng của Phật, chắc chắn rằng niềm tin của bạn sẽ được tăng lên gấp bội, và việc gì đến cũng sẽ đến trong tương lai.
Chùa Trấn Quốc mấy giờ mở cửa?
Sau khi thuyết minh về chùa Trấn Quốc, rất nhiều người muốn tìm đến tận mắt để có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp, và cầu mong những điều tốt lành nhất cho bản thân mình.
Được biết, chùa làm việc giống như giờ hành chính, khi mở cửa từ 8h sáng và sẽ đóng cửa, không nhận khách vãn cảnh vào sau 4h chiều. Thời điểm lễ tết, chùa Trấn Quốc giờ mở cửa sẽ được thay đổi để đón lượng khách tìm tới lớn hơn. Thế nên bạn hãy lựa giờ để có thể không bị lỡ việc mà đến chùa Trấn Quốc Hà Nội lại không công nhé.
Chùa Trấn Quốc Hà Nội được bạn bè quốc tế công nhận
Ngôi chùa Trấn Quốc được biết đến với nhiều nét cổ điển đặc trưng, và phong cách, tín ngưỡng Phật giáo cực kỳ thú vị. Bởi thế không khó hiểu vì sao mà lượng khách du lịch từ cả trong và ngoài nước đến viếng thăm rất nhiều. Việc cúng bái tại ngôi chùa này dần trở thành một điểm sáng và được nhiều người lựa chọn khi ghé đến thủ đô.
Vào năm 2016, chùa Trấn Quốc Hà Nội đã được lọt vào trong danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới. Đây là danh sách do Daily Mail của Anh Quốc bình chọn, do đó thật là một điều hãnh diện và vinh dự khi được lọt vào. Không chỉ có vậy, chùa còn được coi là ngôi chùa cổ đẹp nhất tại Việt Nam.
Mặc dù bây giờ, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên lượng khách vãng lai thăm chùa không được nhiều và thường xuyên như trước khi có dịch. Tuy nhiên cơ sở vật chất và các nét đặc trưng của ngôi chùa vẫn được giữ nguyên, và chắc chắn sẽ vẫn là một minh chứng cho những nét đẹp tín ngưỡng của dân tộc ta. Đây là những thông tin cực kỳ thú vị về chùa Trấn Quốc Hà Nội, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những thông tin phật giáo khác, ví dụ như chùa Bái Đính, hãy đọc ngay trên trang web của chúng tôi nhé.
————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG
Hotline 24/7: 0878 32 4444
Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com
Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội
Xem thêm:
- Chùa Hương ở đâu? Chùa Hương Hà Nội có gì đặc biệt?
- Bài cúng nhập trạch về nhà mới? Điều bạn cần biết?