Chùa Hương ở đâu? Đi chùa Hương Hà Nội cần nhớ 3 điểm gì?

Tìm đến những ngôi chùa nổi tiếng mỗi dịp tết đến xuân sang là truyền thống rất đẹp mà người Việt mình luôn gìn giữ. Có rất nhiều ngôi chùa ấn tượng được mọi người tìm đến mỗi khi có dịp thưởng ngoạn du cảnh, nổi bật nhất trong số đó chắc chắn là chùa Hương. Vậy chính xác chùa Hương ở đâu? Chùa Hương Hà Nội có gì đặc biệt? Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về những thông tin này, tin chắc rằng bài viết dưới đây sẽ không làm bạn thấy thất vọng đâu. Cùng bắt đầu thôi.

Góc nhìn từ trên cao chùa Hương Hà Nội
Góc nhìn từ trên cao chùa Hương Hà Nội

Nội dung

Chùa Hương Hà Nội có từ bao giờ?

Nhiều người cho rằng chùa Hương chỉ mới xây dựng vào năm 1988. Trên thực tế, đó là năm được phục dựng lại. Lý do là bởi trước đó, ngôi chùa đã bị hủy hoại một phần không hề nhỏ vào thời kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1947. Trước đó, ngôi chùa đã được xây dựng với quy mô hoàn chỉnh vào khoảng cuối thế kỷ 17.

Vào năm 1988, chùa được phục dựng lại hoàn toàn do hòa thượng Thích Viên Thành đảm nhiệm. Đây là người học trò xuất sắc của cố hòa thượng Thích Thanh Chân.

Vị trí của chùa Hương ở đâu?

Nhiều người không biết thường hỏi chùa Hương ở tỉnh nào, hay chùa Hương ở huyện nào. Đây là những câu hỏi hay được khách thập phương thắc mắc, bởi họ muốn biết chắc chắn địa điểm mình sẽ tới là ở đâu. Trên thực tế, chùa Hương nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thuộc thành phố Hà Nội. Đây nổi tiếng là một quần thể văn hóa – tôn giáo vô cùng rộng lớn tại Việt Nam, với gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật. Ngoài ra còn có những ngôi đền thờ thần và có nhiều hang độc cực kỳ đẹp mắt và thú vị.

Du khách tới thăm chùa Hương Hà Nội
Du khách tới thăm chùa Hương Hà Nội

Những ngôi đền chùa mà nhiều người nhắc tới nhất không thể kể đến đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Ngoài tên gọi thông thường hay được nhắc đến là chùa Hương Hà Nội, nhiều người còn gọi với cái tên cổ là chùa Hương Tích. Đây là cách gọi mà nhiều người dân địa phương thuận miệng nhắc đến, thế nên khi nghe tới bạn cũng đừng quá bỡ ngỡ nhé.

>>> Có thể bạn chưa biết: Chi phí mai táng tại siêu công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Hà Nội có đắt

Quần thể chùa Hương Hà Nội bao gồm những gì?

Khi tới với chùa Hương Hà Nội, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều tuyến đường khác nhau. Mỗi một tuyến đường lại dẫn tới một nhánh khác nhau trong quần thể này. Để dễ hiểu, chúng tôi phân thành 4 tuyến chính, mỗi tuyến lại chứa những đền, chùa khác nhau.

Tuyến Hương Tích bao gồm chùa Hinh Bồng, đền Trần Song, chùa Giải Oan, động Tiên Sơn, chùa Thiên Trù, đền Trình.

Tuyến Thanh Sơn bao gồm động Hương Đài, chùa Thanh Sơn.

Tuyến Long Vân bao gồm hang Sũng Sàm, động Long Vân, chùa Long Vân

Tuyến Tuyết Sơn bao gồm động Tuyết Sơn, động Chùa Cá, chùa Bảo Đài.

Đi chùa Hương bằng gì tiện nhất?

Nếu như bạn đang phân vân không biết đi chùa Hương bằng gì cho tiện, hãy để chúng tôi đưa ra một số gợi ý cho bạn. Không phải ai cũng có một điểm xuất phát giống nhau, thế nên hãy xem xem hướng đi nào, cũng như phương tiện nào phù hợp với bản thân mình nhất nhé.

Sử dụng phương tiện công cộng đi chùa Hương Hà Nội

Để đến được chùa Hương Hà Nội, rất nhiều người lựa chọn đi bằng xe bus. Đây là lựa chọn phù hợp nhất cho những khách hàng bắt xe thuận tiện. Bạn có thể đón xe bus tại 3 điểm là bến xe Giáp Bát, bến xe Yên Nghĩa – Hà Đông hoặc bến xe Mỹ Đình.

Những chiếc xe bus xuất phát từ bến xe này rất đa dạng khung thời gian, thế nên đừng quá lo lắng nhé. Chuyến đầu tiên sẽ khởi hành khoảng tầm 5h30, và chuyến cuối cùng sẽ xuất phát vào lúc 18h30. Tùy vào lựa chọn của mình mà bạn hãy tìm đến địa điểm gần mình nhất. Giá vé để đi xe bus cũng cực kỳ rẻ, chỉ từ 25-35000đ cho một người, một chiều. Thế nên bạn hãy an tâm lựa chọn nhé.

Sử dụng phương tiện cá nhân đi chùa Hương Hà Nội

Đối với phương tiện cá nhân, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sử dụng xe ô tô hoặc xe máy tìm đến chùa Hương Hà Nội. Đường đến đây được xây cực kỳ đẹp và rộng rãi, thế nên không gây ra bất cứ phiền hà nào cho bạn. Có 2 hướng chính để lựa chọn đi đến đây. Du khách có thể chạy thẳng từ đường Nguyễn Trãi đi về phía Hà Đông. Sau khi bạn lên đến ngã Ba La rẽ trái và chạy theo hướng đi Vân Đình sẽ đến Tế Tiêu, hỏi người dẫn đường để đến chùa Hương.

Ngoài ra, nếu sử dụng ô tô, du khách chạy theo thẳng hướng Pháp Vân Cầu Giẽ quốc lộ 1A, ở nút giao Đồng Văn rẽ phải để vào quốc lộ 38. Bạn chạy tiếp tầm 15km nữa theo hướng chợ Dầu là đến được chùa Hương Hà Nội. Còn có đường dành cho những du khách lựa chọn xe máy, đi theo đường quốc lộ 1A cũ hướng Thanh Trì rồi đến quốc lộ 38, đi giống với chỉ dẫn bên trên.

Giá vé đi chùa Hương có đắt đỏ không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi đi chùa Hương có phải mua vé không? Giá vé chùa Hương Hà Nội có đắt đỏ hay không? Chúng tôi thấy rằng mức giá vé đi chùa ở đây là vô cùng hợp lý. Tiền sử dụng từ tiền bán vé sẽ được dùng để sửa sang, bảo trì ngôi chùa; trả tiền cho những nhân viên làm nhiệm vụ bảo vệ, trông coi tượng thần phật. Ngoài ra số tiền đó còn được sử dụng để làm thiện nguyện. Thế nên phần lớn những người tới đây hầu như không có ai phàn nàn về số tiền mà họ phải bỏ ra cả.

Địa chỉ chùa Hương Hà Nội ở đâu?
Địa chỉ chùa Hương Hà Nội ở đâu?

Với những ai muốn tham quan thắng cảnh và đi đò, tiền cho vé thắng cảnh là 80.000đ một người và vé đò là 50.000đ một người. Lưu ý rằng số tiền vé này chỉ áp dụng để tham quan được Đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Với giá đò chùa Hương kèm tuyến Tuyến Sơn, Long Vân, giá vé là 35.000đ 1 người.

Tại chùa Hương còn có dịch vụ cáp treo rất được yêu thích. Nếu ai đến đây muốn sử dụng dịch vụ, bạn sẽ trả tiền vé là 120.000đ cho vé 1 chiều và trả 180.000đ cho vé khứ hồi 2 chiều. Đây là giá vé áp dụng cho người lớn, trẻ em sẽ trả 90.000đ cho 1 chiều và 120.000đ cho 2 chiều.

Đi chùa Hương Hà Nội cần ghi nhớ gì?

Du khách ghé thăm chùa Hương Hà Nội cần phải ghi nhớ những điều sau để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có. Đầu tiên khi tới đây, bạn nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, hạn chế mặc váy và nếu mặc váy cũng phải là váy dài. Nếu muốn tham quan được nhiều thắng cảnh, hãy lựa chọn cho mình một đôi giày thể thao nhé. Việc thắp nhang khấn vái cần phải hạn chế làm nhiều lần. Tốt nhất là bạn chỉ nên thắp 1 nén tại lư hương bên ngoài, như thế đã là đủ.

Khi bạn bước vào trong các điện thờ của chùa Hương Hà Nội, hãy nhớ bước từ cửa bên vào, chứ không được phép bước từ cửa chính giữa. Ngoài ra, bạn cũng không được dẫm vào bậu cửa bởi điều đấy là cấm kỵ. Hãy nhớ nhấc chân cao và nhẹ nhàng đặt chân qua hẳn bậu cửa nhé. Cố gắng thăm thú và thưởng ngoạn cảnh vật tại chùa nhiều nhất có thể, thành tâm nói khẽ khàng, không cười đùa quá to tại nơi trang nghiêm.

Đối với những địa điểm bán đồ ăn bên ngoài, bạn cần phải lưu ý rằng không nên mua những loại thịt thú để làm quà. Đây rất có thể là những thú nuôi quý hiếm bị săn bắn sai mục đích, hơn nữa ăn vào không biết có bị hại gì không.

Cổng chào du khách của chùa Hương Hà Nội
Cổng chào du khách của chùa Hương Hà Nội

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn về chùa Hương Hà Nội – vị trí địa lý, đi chùa Hương bằng gì và lưu ý khi tới đây. Nếu bạn thấy thắc mắc về những thông tin về ngôi chùa Trấn Quốc, hãy tìm hiểu trên trang web của chúng tôi để hiểu rõ nhất nhé.

————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG

Hotline 24/7: 0878 32 4444

Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com

Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *