Văn khấn mùng 1 và ngày rằm đúng chuẩn rước lộc vào nhà

Người dân Việt Nam ta vẫn luôn quan niệm rằng, lễ ngày rằm, mùng hàng tháng chính là cách để xin tài lộc, may mắn. Ngày rằm, mùng 1 được coi là thời điểm linh thiêng nhất trong tháng. Đây chính là lúc chúng ta nên đi lễ tại đền chùa, và hơn cả lễ tại gia cũng là điều chúng ta cần làm. Lên đèn hương, dâng hoa, quả ngọt tại ban thờ thần tài và gia tiên vào hai ngày này, chúng ta có thể xin tài lộc, may mắn.

Tuy nhiên, các để khấn xin tài lộc chuẩn chưa chắc tất cả mọi người đã biết. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn khấn mùng 1 và ngày rằm chuẩn nhất nhé!

Nội dung

Phong tục đi lễ, lễ tại gia ngày rằm, mùng 1

Không phải tự nhiên, ông cha ta lại có quan niệm đi lễ vào ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng. Đây là khoảng thời gian được cho là linh thiêng nhất trong tháng. Không chỉ dựa trên góc độ tâm linh, mà ngay cả góc độ khoa học, đây cũng là thời điểm đặc biệt. 

Ngày rằm mùng 1 âm lịch trong góc độ tâm linh

Dựa trên góc độ tâm linh, ngày rằm mùng 1 là ngày cõi âm mở cửa. Các vong linh có thể về thăm con cháu trong hai ngày này trong tháng. Những vong linh xấu, bị phạt sẽ không thể trở về trong những ngày này. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta nhắc nhớ phải nhớ đến cội nguồn, những người đã khuất. Chính vì vậy, con cháu thường sẽ lên đèn hương, mua hoa quả dâng lễ tại gia vào những ngày này. 

văn khấn mùng 1 và ngày rằm
văn khấn mùng 1 và ngày rằm

Những vong linh trở về thăm gia đình vào thời điểm này có thể thấy được lòng thành của các con cháu. Văn khấn mùng 1 và ngày rằm được sinh ra để thay lời ước nguyện của con cháu gửi đến tổ tiên. Các vong linh sau khi hưởng hương khói, hoa thơm, quả ngọt trong ngày này sẽ về cõi riêng và phù hộ độ trì cho người trần. 

Ngoài ra, ngày rằm mùng 1 âm lịch chúng ta nên đi lễ đền, chùa. Đến với nơi ngự của Thánh Phật để xin được điều may mắn, phước lành. Việc làm này đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam ta. 

Ngày rằm mùng 1 âm lịch trong góc độ khoa học

Dựa trên góc độ khoa học, ngày rằm, mùng 1 âm lịch là hai ngày mặt trăng tròn nhất. Vị trí của mặt trăng trở nên gần nhất với trái đất. Thủy triều trong hai ngày này cũng là lúc dâng lên cao nhất trong tháng. Đây là do lực hút của Newton gây ra hiện tượng này khi vị trí của mặt trăng thay đổi trong quỹ đạo. Ở bất cứ đâu có nước, cũng sẽ xảy ra hiện tượng dao động mạnh mẽ.

Ngay cả trong cơ thể con người chúng ta cũng vậy, 75% cơ thể là nước. Sự dao động mạnh mẽ của nước trong cơ thể gây ra sự xáo trộn về cảm xúc của con người. 

Bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm chuẩn nhất
Bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm chuẩn nhất

Chúng ta có thể dễ dàng bị phân tâm, tức giận, thay đổi tâm lý vào hai ngày này trong tháng. Để tránh gặp phải những sai lầm, cáu gắt, chúng ta nên tìm đến những nơi thanh tịnh, hoặc tĩnh tâm. Đây chính là lý do vì sao, ông cha ta chọn hai ngày này để đi lễ, lễ tại gia. Bởi lẽ, khi chúng ta đến với tâm linh, đến với cửa Đền, Chùa, tâm của chúng ta sẽ an nhiên.

Lễ tại gia cũng giúp chúng ta có thể tĩnh lại, không phạm phải những điều sai trái. Văn khấn mùng 1 và ngày rằm sẽ giúp chúng ta có thể nói ra lời ước nguyện, cầu may mắn, bình an.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giá đất nghĩa trang 5 sao Lạc Hồng Viên mới nhất

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tại gia chuẩn nhất

Có rất nhiều gia đình, các bạn hiện nay thực hiện lễ tại gia vào những ngày đặc biệt này. Tuy nhiên, để khấn trình hoàn chỉnh thì ít người có thể biết được. Hầu hết chỉ có những người hiểu về tâm linh mới có thể khấn chuẩn nhất, không phạm phải điều gì.

Chính vì vậy, chúng tôi quyết định đem đến cho các bạn bài văn khấn chuẩn nhất, để các bạn sử dụng hàng tháng. Các bạn có thể in ra hoặc học thuộc để có thể khấn nguyện. Văn khấn mùng 1 và ngày rằm được truyền từ đời này sang đời khác và có sự sửa đổi để hoàn chỉnh nhất. 

văn khấn mùng 1 và ngày rằm tại gia
văn khấn mùng 1 và ngày rằm tại gia

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm lễ gia tiên

Mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên để tưởng nhớ những người đã mất, nhớ về cội nguồn. Bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm này được sử dụng để khấn lễ gia tiên, không sử dụng trong việc đi lễ tại cửa Chùa, Đền, Đình. 

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!”

Sử dụng bài văn khấn này, các bạn có thể nói ra ước nguyện của bản thân. Cầu xin sức khỏe, may mắn và thành công chính là điều mà ai cũng mong muốn. Các bạn có thể chỉnh sửa bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm để nói ra những nguyện ước của mình. Bài văn khấn chuẩn cùng với lòng thành tâm, ước nguyện thật sự có thể giúp bạn đón tài lộc vào nhà. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Giá đất nghĩa trang tại Vĩnh Hằng

àm mâm lễ văn khấn mùng 1 và ngày rằm
làm mâm lễ văn khấn mùng 1 và ngày rằm

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm lễ Thần Tài

Nhiều gia chủ buôn bán, kinh doanh, làm ăn lớn sẽ có ban thờ Thần Tài tại nhà của mình. Thờ Thần Tài để xin lộc, công danh, sự nghiệp, buôn may bán đắt là điều nên làm. Tuy nhiên, đối với ban thờ Thần Tài, các gia chủ cần phải chú ý nhiều hơn. Bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm lễ Thần Tài sẽ giúp các gia chủ rước lộc vào nhà. Dưới đây là bài văn khấn lễ Thần Tài theo lối cổ truyền, các bạn có thể tham khảo:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”

Những gia chủ thờ Thần Tài nên dâng hương hoa, lễ vật theo đúng chuẩn của việc thờ Thần Tài. Như vậy, các bạn sẽ sớm đón được tài lộc về nhà hơn cả. Bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm lễ Thần Tài sẽ thay lời cầu nguyện của bạn gửi đến thần linh. 

Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp và đem đến cho bạn hai bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm chuẩn nhất. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể đem đến cho các bạn những điều tốt đẹp. Lễ tại gia ngày rằm mùng 1 hàng tháng để xin được nhiều may mắn, an yên và tài lộc nhé! 

————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG

Hotline 24/7: 0878 32 4444

Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com

Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *