Nghi thức lễ bái vốn là một phần thuộc tâm linh. Đây chính là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta. Thờ phụng Phật Thánh, gia tiên chính là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà ai trong số chúng ta cũng nên noi theo. Không phải tự nhiên, chúng ta luôn được ông cha dạy bảo về nghi lễ thờ phụng. Không chỉ đi lễ vào ngày rằm, mùng 1 hay vào các dịp lễ tết. Ông cha ta quan niệm rằng, việc lễ bái tổ tiên là điều quan trọng nhất. Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách thắp hương đúng chuẩn nhé!
Nội dung
Ý nghĩa của việc thắp hương gia tiên?
Chúng ta vẫn thường hay được nghe về câu nói “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Liệu câu nói này có thực sự nói về việc đi tu hay tu tập theo đạo Phật hay không? Trên thực tế, câu nói này đúng với việc chúng ta tu tâm dưỡng tính, thờ phụng. Chứ không chỉ để dùng với những người xuất gia, đi tu. Các cụ thường dùng câu nói này để dạy bảo con cháu về việc cúng bái, thờ phụng gia tiên. Con người chúng ta thường mong muốn trở nên tốt đẹp hơn. Nhiều người nghĩ rằng đi tu, nghe giảng đạo Phật sẽ khiến cho tâm chúng ta hướng thiện hơn.
Ý nghĩa của việc thắp hương tại gia
Tuy nhiên, việc tu tập, dưỡng tính phải xuất phát từ chính bản thân ta. “Thứ nhất là tu tại gia” chính là muốn nhắc nhở con người chúng ta phải biết nhớ đến gia tiên tiền tổ. Không cần lễ bái đâu xa, lễ từ chính bàn thờ gia tiên nhà mình là được hưởng phước đức. Cách thắp hương gia tiên chuẩn sẽ giúp chúng ta nhận được nhiều phúc đức hơn. Nhớ đến gia tiên, thắp hương, thờ phụng chính là thể hiện nét đẹp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Những người đã mất nếu được thờ phụng cẩn thận sẽ chỉ đường dẫn lối cho con cháu.
Không phải tự nhiên, người ta tin tưởng vào thế giới tâm linh. Người mất đi không phải đã kết thúc. Họ chỉ sang một thế giới khác, một thế giới người trần mắt thịt khó có thể thấy được. Hiểu và nắm bắt được cách thắp hương gia tiên chính là việc tu tại gia. Nhân nghĩa, hướng thiện, nhớ đến gia tiên tiền tổ chính là điều đầu tiên con người ta phải học trong văn hóa tâm linh. Không phải cứ đi lễ đền to phủ lớn, chúng ta mới gặp được may mắn. Tâm thiện ắt điều lành sẽ đến với chúng ta.
Cách thắp hương bàn thờ gia tiên?
Nếu như các bạn là một người am hiểu về tâm linh chắc hẳn sẽ biết rõ điều này. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, công việc còn bộn bề, bận rộn, không phải ai cũng có thể biết đến nghi lễ tâm linh. Việc thắp hương chắc hẳn các bạn đã được thấy rất nhiều. Nhưng thắp thế nào cho đúng, thắp thế nào để không phạm vào những điều tối kỵ thì có ít người biết đến. Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, hoặc ông bà hiểu về tâm linh. Các bạn có thể hỏi về cách thắp hương chuẩn chỉnh.
Lịch sử của nghi thức thắp hương
Thắp hương đã là tục lệ có từ rất lâu đời. Phong tục này đã được xuất hiện khoảng 3700 TCN từ Ấn Độ. Cho đến nay, việc thắp hương đã trở nên quen thuộc tại nhiều nền văn hóa, quốc gia. Thắp hương giống như việc tưởng nhớ đến những người đã khuất. Thắp hương để gửi lời, dâng kính đến với các vị Phật Thánh trên cao. Cách thắp hương chuẩn không chỉ là đốt cho hương cháy vào cắm lên bát hương. Mà trong khi thắp, người thực hiện nghi lễ cần phải thanh tịnh, tâm thành.
Cách mặc quần áo khi làm lễ thắp hương
Thanh tịnh ở đây chính là thanh tịnh trong tâm hồn và hình thể. Người thắp hương không được phép ăn bận quần áo hở hang, thiếu lịch sự. Nếu có thể người làm lễ cần phải tắm rửa sạch sẽ trước khi thắp hương. Cách thắp hương chuẩn còn cần phải chuẩn bị bài khấn, đèn nến,… Khi đốt hương nên để ngọn lửa ở hương tự cháy chứ không nên thổi, hay dùng tay vẩy để tắt lửa. Những ngày đèn đỏ ở phụ nữ, người phụ nữ đó cũng không được thắp hương. Thanh tịnh từ tâm đến cơ thể khi thắp hương mới có thể được linh ứng.
Nên thắp hương vào ngày giờ nào – cách thắp hương chuẩn?
Thời gian thắp hương cũng là điều chúng ta nên để tâm. Thông thường, sẽ có nhiều gia đình thắp hương mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có những nhà chỉ lên đèn hương vào ngày rằm, mùng 1 âm lịch. Điều này tùy theo thói quen và quy tắc, cách thắp hương của từng gia đình. Tuy nhiên, việc lên đèn hương vào ngày rằm mùng 1 âm lịch đã trở thành nguyên tắc, thói quen của dân ta. Những ngày này trong tháng âm lịch được cho là ngày tốt để lễ bái gia tiên, Thần Phật. Những lời kêu cầu, vái vọng vào những ngày này trong tháng sẽ được linh ứng hơn.
Ngoài ra, cách thắp hương vào những ngày đặc biệt này cũng cần chú ý hơn. Hầu hết ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, các gia đình thường chuẩn bị hoa tươi, quả ngọt để dâng lên gia tiên. Cùng với điều đó chính là lời khấn nguyện, cầu xin cho một tháng an yên, tài lộc rủng rỉnh. Đối với những gia đình thắp hương hàng ngày thì có thể đơn giản hơn. Thay hoa tươi, quả ngọt, bánh kẹo dâng lễ thường xuyên để thể hiện lòng kính cẩn. Không nhất thiết ngày nào thắp hương cũng cần thay hoa quả mới. Tuy nhiên, vẫn nên thay những lễ vật dâng lễ thường xuyên.
Thời gian thắp hương trong ngày linh thiêng nhất chính là vào sáng sớm. Khoảng thời gian buổi sáng từ sau 5 giờ sáng chính là thời gian thanh tịnh. Mặt trời đã lên, không gian yên ắng. Cách thắp hương chuẩn cũng nên để ý đến giờ giấc thắp hương. Tuy nhiên những gia đình nào không thể thắp vào buổi sáng, thì có thể thắp vào giờ khác trong ngày. Chỉ cần tránh những giờ âm như buổi tối, ban đêm, hoặc đúng 12 giờ trưa. Những thời gian này thường được coi là giờ cõi âm. Khi thắp hương vào giờ này sẽ không tốt cho gia chủ.
Cách khấn vái sau khi thắp hương chuẩn nhất?
Như chúng ta đã đề cập đến phía trên, cách thắp hương chuẩn không chỉ là cách đốt hương như thế nào, lên hương ra sao. Mà hơn cả đó còn là việc khấn vái sao cho chuẩn. Việc cúng lễ luôn phải có bài khấn để tấu lên gia tiên, Phật Thánh. Bài văn khấn chuẩn sẽ giúp cho tâm nguyện của gia chủ được bề trên thấu hiểu hơn. Nếu như các bạn có tìm hiểu về tâm linh, các bạn sẽ biết rằng, trên trần, hay dưới âm đều có quy tắc của nó. Phải thực hiện đúng quy tắc, thì mọi việc mới có thể hanh thông.
Bài văn khấn mẫu chuẩn cho cách thắp hương
Dưới đây chính là bài văn khấn mẫu cho cách thắp hương gia tiên chuẩn nhất. Các bạn hãy đọc tham khảo và sử dụng nhé!
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!”
Lời kết
Trên đây chính là những điều cần biết về cách thắp hương gia tiên chuẩn nhất! Những điều này có thể giúp bạn hiểu biết sâu hơn về văn hóa tâm linh Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết ngày hôm nay. Chúng tôi có rất nhiều bài viết mới xoay quanh chủ đề tâm linh. Các bạn có thể truy cập ngay vào trang chủ để chọn cho mình những chủ đề mong muốn tìm hiểu nhé!
Đọc thêm bài viết của chúng tôi: Trả nợ tào quan là gì? Tìm hiểu và giải đáp về tín ngưỡng tâm linh 2021