Giới thiệu 5 điều về chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn – địa điểm đẹp miền Nam

Đối với những người con cửa Phật của xứ Nam Kỳ, chắc chắn không thể nào quên được chùa Vĩnh Nghiêm. Đây là nơi có thể làm cho sự ồn ào, náo nhiệt của phố phường trở nên tĩnh lặng, bình yên trong một chốc lát. Người ta tạm thời quên đi lo toan, bộn bề cuộc sống mà tiến đến để cầu nguyện sự bình an. Bạn có muốn tìm hiểu thêm về chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn hay không? Địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? Nếu muốn biết rõ hơn chi tiết, cùng đọc ngay bài viết của chúng tôi nhé.

Chính điện của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Chính điện của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Nội dung

Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?

Nhiều người chỉ biết đến chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, thế nhưng địa chỉ thực của chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu thì không phải ai cũng biết. Địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm là số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, gần cầu Công Lý thuộc phường 7, quận 3 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa này được bắt đầu xây dựng vào năm 1964 và xây xong vào năm 1971.

Tổng diện tích của chùa Vĩnh Nghiêm lên tới 6000m2, với 3 khu chính là Tam Quan, Tòa trung tâm và bảo tháp.

Sử dụng phương tiện gì để đến chùa Vĩnh Nghiêm?

Nếu muốn tới chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, bạn có thể sử dụng xe máy, ô tô hoặc những phương tiện công cộng như máy bay,xe khách, xe bus đều được.

Với máy bay, bạn có thể di chuyển từ những khu vực khác như Hà Nội, Đà Nẵng… với thời gian từ 30 phút đến 1,5h. Giá vé tùy thời điểm, nhưng dao động từ 2 – 3 triệu đồng cho một cặp khứ hồi nếu như bạn săn được vé rẻ. Khi tới sân bay Tân Sơn Nhất, bạn có thể lựa chọn thuê taxi và đi tới chùa Vĩnh Nghiêm.

Với xe khách, giá vé rơi vào khoảng 150.000đ đến 200.000đ nếu bạn đi từ các tỉnh lân cận vào nội thành. Thông thường, điểm dừng chân cuối cùng sẽ là bến xe miền Tây hoặc bến xe miền Đông. Sau đó từ đây, bạn có thể bắt taxi và di chuyển đến chùa.

Nếu đi xe máy hoặc ô tô, với địa điểm gần, bạn có thể sử dụng google map để chỉ đường. Con đường đi theo bản đồ là nhanh và thuận tiện nhất, bạn nhớ tránh những khung giờ cao điểm để không bị phiền toái bởi tắc đường khi đến chùa Vĩnh Nghiêm quận 12 nhé.

>>> Tham khảo: Dịch vụ xe tang Phật giáo trọn gói, sang trọng (Niêm yết 2021) 

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn ban đầu do ai trụ trì?

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được ra đời bởi hai hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm. Sau khi hai hòa thượng hành hương ở miền Bắc thì đã vào miền Nam, truyền bá đạo Phật và răn dạy những điều hay lẽ phải. Bản vẽ của chùa được thực hiện bởi kiến trúc sư nổi tiếng Nguyễn Bá Lăng, khi đó cộng tác cùng với ông Lê Tấn Chuyên và ông Cổ Văn Hậu.

Kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn như thế nào?

Khi bạn đến chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, bạn sẽ thấy rằng có 3 hạng mục chính. Ngoài ra còn có những công trình tháp hay được coi là hạng mục phụ khác như Tháp đá, bảo tháp Xá lợi cộng đồng, Phương Trường đường hay khách đường… Đây đều là những địa điểm tham quan hấp dẫn và thu hút các du khách đến thăm thú, chụp ảnh.

Lối kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm tp hcm được xây dựng theo đúng lối cổ của miền Bắc tại Việt Nam. Việc áp dụng những kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại vào trong chùa chũng là điều khiến nhiều người thích thú.

Khung cảnh chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được tu sửa
Khung cảnh chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được tu sửa

Cổng Tam Quan tại chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Khi đến với chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, bạn sẽ thấy ngay cổng Tam Quan. Chiếc cổng được thiết kế với kiến trúc rất đồ sộ, hoành tráng. Tổng thể cổng được lợp mái ngói đỏ với nhiều chi tiết uốn cong. Việc uốn cong này không chỉ để áp dụng những công thức vật lý – bảo vệ hiện trạng hiệu quả mà còn là cách để cho cổng chùa đẹp hơn.

Từ cổng Tam Quan, du khách có thể nhìn thấy được toàn cảnh ở bên trong chùa. Đứng từ ngoài nhìn vào sẽ thấy được sân chùa rộng lớn, tượng Phật trắng cao lớn và tòa nhà trung tâm chính là khu bảo tháp 7 tầng.

Tòa nhà trung tâm của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Tòa nhà trung tâm của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là tòa nhà trung tâm với 1 tầng lầu cộng thêm 1 tầng trệt. Ở phần tầng trệt sẽ gồm khu vực sân thượng cao 3,2m với phần bên trong cao 4,2m. Ở bên trong của chùa được chia thành nhiều khu vực khác nhau, bao gồm: nhà thờ Tổ, giảng đường, văn phòng, phòng học, thư viện, phòng tăng…

Nếu bạn đi từ chùa bước vào cầu thang, bạn sẽ thấy có một tầng lầu gồm tháp Quan Thế Âm và Phật điện chuyên để khấn vái. Bên ngoài sân thượng khá rộng, với góc bên phải là gác chuông kèm với đại hồng chung.

Phật điện của chùa Vĩnh Nghiêm khá đa dạng, bao gồm: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường. Tất cả đều được làm theo kiến trúc kiểu chữ công. Bên góc mái phật điện sẽ được uốn cong cong, giống với cách tái hiện chùa ở miền Bắc. Bên trong sẽ thờ Phật Thích Ca ở chính giữa, Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải và Bồ Tát Văn Thù ở bên trái.

Khung cảnh của chùa còn khá được khen ngợi bởi có những phù điêu được vẽ và tái hiện chi tiết ở trên hương án, cũng như khắc tứ linh có cả bao lam cửu long.

Bảo Tháp của chùa Vĩnh Nghiêm bao gồm gì?

Trong chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn không chỉ có 1 mà có đến 3 tháp rất được mọi người ưa tìm hiểu, cũng như tham khảo thông tin.

Một góc của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Một góc của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Tháp Quan Thế Âm

Tháp Quan Thế Âm của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn tọa lạc ở bên trái của Phật điện. Với công trình của tháp cao 7 tầng tương đương gần 40m. Bảo Tháp này được tiến hành xây dựng song song với chùa. Tháp rất cao và có hình vuông, với mỗi cạnh đáy dài 6m. Thật vinh dự khi tháp Quan Thế Âm tại chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được đánh giá là tháp đẹp nhất và linh thiêng nhất trong số các bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.

Tháp Xá Lợi cộng đồng

Đi sâu vào trong, bạn sẽ thấy được tháp Xá Lợi cộng đồng xây dựng ở phía sau, nằm bên trái Phật điện. Ở cổng chính của công trình có 4 tầng, cao 25m và xây dựng vào năm 1982. Sau 3 năm thì công trình đã hoàn thành. Đây là nơi lưu giữa rất nhiều di cốt của chư Phật tử quá vãng, giúp thân nhân muốn đến thăm cũng có chốn riêng để tiện giãi bày tâm sự.

Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Tòa tháp đá Vĩnh Nghiêm tại chùa Vĩnh Nghiêm được sử dụng để thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Kiếm. Đây chính là vị hòa thượng đã có công rất lớn trong việc xây dựng và bảo vệ ngôi chùa. Tòa tháp đá này là tòa tháp đá đầu tiên của miền Nam, được coi là ngôi tháp đá lớn và cao nhất hiện nay. Tòa tháp được xây dựng từ 2003 và đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn hiện trạng.

Chùa Vĩnh Nghiêm có linh không?

Nhiều người hỏi chùa Vĩnh Nghiêm có linh không, câu trả lời là tùy từng trường hợp. Có những vị khách đến đây dù cầu nguyện rất nhiều nhưng sự việc vẫn không đi theo đúng mong muốn của mình. Lại có những người tuy đến ít nhưng lại thấy rất thiêng và hiệu quả. Các cụ có câu sống chết tại số, có những thứ đã là chuyện sớm muộn phải xảy ra, không thể nào ngăn cản được.

Bởi thế, chúng tôi mong rằng khi đến đây, bạn chỉ nên cầu nguyện có một cuộc sống bình an, hạnh phúc, mong muốn mình và những người xung quanh ít gặp tai ương hoạn nạn, thế là đã tuyệt vời lắm rồi.

Ngày đại lễ của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Ngày đại lễ của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn mang đến cho bạn về chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn. Tin rằng những điều bổ ích này đã đóng góp cho bạn nhiều thứ thú vị, giúp bạn am hiểu hơn về ngôi chùa lâu năm trên đất Sài Gòn nhé. Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam để có thêm nhiều thông tin thú vị cho mình bạn nhé.

————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG

Hotline 24/7: 0878 32 4444

Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com

Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *