Kinh Phổ Môn cầu an: ý nghĩa và cách tụng niệm 2021

Vào những dịp quan trọng như khánh hỷ, khai trương, lễ an vị Phật, lễ khởi công hay mong muốn cầu bình an, cầu mưa thuận gió hòa, cầu gia đạo êm đềm, cầu quốc thái dân an… người ta thường tụng niệm kinh Phổ Môn. Kinh Phổ Môn cầu an có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đạo Phật. Tụng niệm kinh cần thành kính, thấu hiểu và đúng cách, không thể đọc qua loa. Vậy thì người tụng phải hiểu rõ về nội dung, cách tụng niệm cũng như ý nghĩa của kinh Phổ Môn cầu an. Có như vậy Bồ Tát Quan Thế Âm mới hướng theo tiếng cầu cứu mà giải cứu khổ nạn cho.

Nội dung của kinh Phổ Môn cầu an

Kinh Phổ Môn cầu an còn được gọi là Phẩm Phổ Môn hay Kinh Quán Thế Âm, tên đầy đủ là Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm. Nội dung của kinh Phổ Môn cầu an nói về hạnh nguyện đội sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát. Từ đó hướng dẫn con người cách quán chiếu cuộc đời để có thể an tĩnh tu tập, giải thoát và giác ngộ như một phương pháp hiệu quả trong cõi Ta Bà.

Kinh Phổ Môn có chữ bằng tiếng Sanskrit. Ngoài ra có 3 bản dịch bằng tiếng Hán Việt bao gồm:

  • Bản dịch thứ nhất của ngài Trúc Pháp Hộ với tựa đề “Quan Thế Âm Bồ tát” và là phẩm thứ 23 trong Chánh Pháp Hoa Kinh,
  • Bản dịch thứ hai của ngài Cưu-ma-la-thập với tựa đề “Quan Thế Âm Bồ tát Phổ Môn Phẩm” và là phẩm thứ 25 trong kinh Hoa Sen Chánh Pháp (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh).
  • Bản dịch thứ ba của hai ngài Xà-na-quật-đa và Đạt-ma-cấp-đa với cùng tựa đề với bản dịch thứ hai và là phẩm thứ 24 trong Thiêm Phẩm Pháp Hoa Kinh.
Kinh Phổ Môn cầu an của Quan Thế Âm Bồ Tát
Kinh Phổ Môn cầu an của Quan Thế Âm Bồ Tát

Hiện tại, bản dịch tiếng Việt được soạn lại từ bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và có đủ hai phần thi hóa lẫn văn xuôi. Đây được coi như bản dịch phổ biến và dễ dùng nhất tại Việt Nam.

Bài kinh Phổ Môn cầu an gồm 3 nội dung chính bảo gồm:

  • Thần lực trì danh Quan Âm
  • Cứu thế độ sinh qua 33 ứng thân
  • Phương pháp ngũ âm và ngũ quán

Nội dung đầu tiên chính là về thần lực nhiệm màu của Quan Thế Âm Bồ Tát. Đó chính là sự tương giao nhân quả giữa Bồ Tát và chúng sinh tạo nên. Chúng ta đều biết rằng, sở dĩ Quan Thế Âm được tôn kính nhiều đời bởi ngài là bậc Bồ Tát cao cao tại thượng nhưng lại chẳng ngại khổ đau, ngày ngày quan tâm, ban phát niềm vui cho chúng sinh. Ngài là điểm tựa vững chắc, là tấm gương soi sáng soi chiếu để người phàm có thể noi theo, học tập trên con đường trở thành một bậc thánh nhân như Ngài. 

Quan Thế Âm Bồ Tát hiền dịu và sáng suốt, ngài phù hộ cho con dân vượt qua biết bao đau khổ, buồn tủi trong cuộc sống, từ thiên tai, hạn hán cho đến nạn trộm cắp, cướp bóc, dịch bệnh, đói khát. 

Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi lấy việc phụng sự, cứu vớt chúng sinh làm mục đích chính để tu hành. Trong một bài giảng, đức Đạt-lai Lạt-ma XIV truyền dạy ta nên phát khởi tâm Bồ-đề như sau:

“Ta phải đạt được sự giác ngộ viên mãn tối thượng vì lợi ích của hết thảy vô số chúng sinh…” 

Thật vậy, ngay cả khi đã tu thành chánh quả, thành tựu quả Phật cũng được Bồ Tát xem như công cụ để phổ độ chúng sinh chứ không phải dùng cho riêng mình thoát khỏi bể khổ. Đó cũng là cái tâm mà kinh Phổ Độ muốn truyền dạy cho các Phật tử.

Thấm nhuần lợi dạy của Bồ Tát trong kinh Phổ Môn cầu an
Thấm nhuần lợi dạy của Bồ Tát trong kinh Phổ Môn cầu an

Phương pháp cứu thế độ sinh qua 33 ứng thân ý chỉ rằng Bồ Tát hiện thân bằng 33 cách khác nhau, phổ độ cho từng đối tượng khác nhau. Điều này cho ta thấy được tinh thần nhập thế đa dạng của Bồ Tát, tất cả vì sự nghiệp tu tập của chúng sinh. Với mỗi Phật tử, mỗi căn cơ, mỗi đối tượng khác nhau, Ngài lại hiển linh cứu giúp theo một cách khác nhau. Từ đó cho thấy muốn độ sinh hiệu quả, người cứu độ phải hiểu rõ tâm lý và hành vì của đối tượng cần trợ giúp.

Bên cạnh đó, kinh Phổ Môn cũng cho ta thấy cuộc đời con người có tất cả 5 loại âm thanh và 5 quán chiếu được dùng làm phương pháp tu tập. Cụ thể 5 loại âm thanh là Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm và cuối cùng là Siêu việt thế gian Âm. 5 pháp quán chiếu là Chân Quán, Thanh tịnh quán, Quảng đại trí tuệ quán, Bi Quán và Từ quán.

>>> Có thể gia đình quan tâm: Bảng giá dịch vụ tang lễ Phật giáo trọn gói tại Lạc Hồng Viên (năm 2021)

Ý nghĩa của kinh Phổ Môn cầu an

Muốn thấu hiểu được ý nghĩa của kinh Phổ Môn cầu an thì cần phải nhập tâm suy nghĩ, tránh chấp chữ bỏ lời bởi tinh hoa nằm sâu trong nhiều tầng văn tự. 

Đầu tiên, kinh Phổ Môn được dùng với mục đích cầu an, cầu bình yên, cầu sức khỏe, cầu mọi chuyện thuận lợi… Tuy nhiên không có bất kỳ vị thần linh nào có thể giúp người phàm cầu được ước thấy. Đó là trái với nhân quả và nghiệp báo. Việc cầu nguyện cũng không mang ý nghĩa lạy lục, van xin.

Kinh Phổ Môn mang nhiều tầng ý nghĩa sâu xa
Kinh Phổ Môn mang nhiều tầng ý nghĩa sâu xa

Ngược lại, thành tâm cầu an là cách chúng ta tự mở ra tâm hồn của mình, tự soi xét bản thân tỉ mỉ, liệu mình đã làm đúng chưa, liệu có phải lỗi lầm đã khiến mình luôn âu sầu, buồn bã, không được hưởng lạc, hạnh phúc. Cần phải tự giác sám hối và tích đức hành thiện.

Cốt lõi của kinh Phổ Môn chính là cách quán chiếu cuộc đời. Nhờ vào sự vô ngã cũng như phương pháp duyên khởi mà Bồ Tát truyền dạy để tự mình bước ra khỏi bể khổ trầm luân.

Một người chính tu Bồ Tát không chỉ ích kỷ nghĩ đến bản thân mà còn nên giúp đỡ tha nhân vượt qua khó khăn, thoát khỏi bể khổ.

Cách trì tụng kinh Phổ Môn cầu an

Trước khi bắt đầu trì tụng kinh Phổ Môn cầu an, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu hết ý nghĩa của phương pháp này. Lúc đọc kinh cần thành kính và nhập tâm suy nghĩ đến từng tầng ý nghĩa. Nếu chỉ là những lời sáo rỗng thì kinh Phổ Môn cầu an khi đó hoàn toàn không mang lại hiệu quả

Kinh Phổ Môn khó đọc và thâm sâu đến từng câu chữ. Hãy đặt sự kiên trì, tân tâm, tỉ mỉ và trân quý từng con chữ để giác ngộ được khi đọc kinh. Có như vậy nhân duyên cùng sự tương giao tâm thức sẽ giúp người tụng đạt được trạng thái an ổn, thanh thản.

Để bắt đầu tụng kinh, hãy gột rửa bản thân sạch sẽ, mặc trang phục lịch sự, nghiêm chỉnh. Dù làm gì cũng phải nghiêm cẩn. Không nói qua to và cũng không quá nhỏ, hãy nói đủ nghe với giọng điệu nhẹ nhàng và tha thiết.

Nếu nhà có bàn thờ Phật, bạn nên tụng kinh ngay tại nhà. Nếu ở nhà quá tối tăm, bừa bộn, không phù hợp để tụng kinh thì mới nghĩ đến việc lên chùa. Khi cầu kinh Phổ Môn cần chuẩn bị đầy đủ bàn cúng, đồ lễ… Không quan trọng rằng ta cũng nhiều hay ít, đắt hay rẻ, cái thể hiện ở đây là sự chí thành và nghiêm cẩn trong khả năng cho phép của mình.

Kinh Phổ Môn cầu an hướng con người làm việc thiện
Kinh Phổ Môn cầu an hướng con người làm việc thiện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ cúng dường, hãy lau dọn bàn lễ Phật thật sạch sẽ, chỉn chủ. Nếu được hãy tự mình làm tất cả, có thể nhờ giúp đỡ từ người thân, gia đình, những người có chung nguyện vọng cầu an.

Bên cạnh đó, ta nên tụng kinh Phổ Môn cầu an có chữ tiếng Việt để có thể hiểu rõ tất cả lời kinh tiếng kệ. Ta có thể dễ dàng tìm được tài liệu về kinh Phổ Môn trọn bộ hay thậm chí là kinh Phổ Môn mp3 dễ dàng trên Internet. Hãy thành tâm đặt mình vào từng câu chữ, hòa lẫn tâm hồn cùng với không khí trang nghiêm, từ đó mở ra cánh cửa giác ngộ mới cho bản thân.

Tụng kinh Phổ Môn cầu an mang ý nghĩa cao cả, không chỉ giúp ta cầu bình an, hạnh phúc, gửi gắm nỗi lòng mà còn giúp tâm thanh tịnh, bốn bề yên ả, không vướng mắc nghiệp chướng. Hãy tìm hiểu kỹ nội dung của kinh Phổ Môn trước khi quyết định sử dụng phương pháp này. Chỉ khi hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng nhà Phật thì lời cầu nguyện của ta mới thể ứng nghiệm. Cùng với đó, đừng quên tu thân tích đức, hành thiện để có nhân quả tốt.

————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG

Hotline 24/7: 0878 32 4444

Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com

Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *