Bốc bát hương về nhà mới – 4 điều gia chủ “phải biết”

Bốc bát hương về nhà mới là một việc làm quan trọng và mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Việc thay bát hương khi về nhà mới, hoặc thay bát hương khi đã quá cũ là việc làm tốt, thể hiện được lòng thành kính với gia tiên, thần Phật. Tuy nhiên, khi thay bát hương chúng ta cần phải chú ý rất nhiều điều. Làm đúng sẽ thu hút được nhiều may mắn, an yên, gia tiên, thần Phật phù hộ độ trì. Còn nếu chẳng may phạm vào điều kỵ, thì có thể gặp phải điềm xấu. 

Chính vì vậy, việc bốc bát hương khi chuyển về nhà mới chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những điều cần biết về chủ đề này. 

Nội dung

Bốc bát hương mới khi nào?

Bát hương và bàn thờ giống như sự có mặt của thần linh, tổ tiên trong gia đình mỗi chúng ta. Khi chuyển về nhà mới, hoặc chuyển đến chỗ ở mới, chúng ta cần phải di chuyển bàn thờ và bát hương. Bốc bát hương về nhà mới là một trong những việc gia chủ nào cũng cần phải thực hiện.

Ngoài ra, ngay cả khi không chuyển về nhà mới, bát hương đã sử dụng quá lâu, cũng nên được thay mới. Bốc bát hương không phải là việc mà ai cũng có thể làm được. Chúng ta nên nhờ đến thầy cúng hoặc những người có hiểu biết về tâm linh để thực hiện điều này. 

 

Làm lễ bốc bát hương về nhà mới
Làm lễ bốc bát hương về nhà mới

Thời điểm tốt nhất để bốc bát hương về nhà mới là sau khi đồ đạc đã được dọn vào nhà, bao gồm cả bàn thờ. Trước khi chúng ta dọn vào ở, thì việc bốc bát hương cần phải thực hiện. Sau khi làm lễ tạ thổ công và gia tiên trước khi về nơi ở mới, gia chủ cần phải xin phép bốc bát hương. Sau đó rời bát hương cũ đi và chuẩn bị bát hương mới. Đối với bát hương cũ sau khi được rời bỏ, chúng ta không được phép vứt đi, hay ném xuống sông. Các tốt nhất chính là đập nhỏ và hạ thổ, chôn xuống đất. 

Nhiều người nghĩ rằng, để bát hương thả ra sông sẽ được mát mẻ, tươi tốt. Thế nhưng dòng sông ngày nay bị ô nhiễm, nguồn nước có lẫn rác thải. Nếu làm như vậy giống như làm ô uế vật phẩm linh thiêng.

Hãy hạ thổ để mọi thứ trở về với đất mẹ, đây mới là điều đúng đắn. Gia đình có thể nhờ nhà chùa bốc bát hương, hoặc nhờ thầy cúng, cô đồng, cậu đồng tùy theo tín tâm của gia chủ. Tuy nhiên, không nên tự bốc bát hương bởi chúng ta không chắc hiểu biết về việc bốc bát hương về nhà mới. 

>>> Có thể bạn chưa biết: Dịch vụ hỏa táng trọn gói tại Hà Nội có đắt không?

Lễ bốc bát hương về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Để có thể tiến hành nghi lễ bốc bát hương về nhà mới gia chủ cần chuẩn bị khá nhiều thứ. Bát hương mới là điều đầu tiên gia chủ cần phải chuẩn bị. Tùy theo điều kiện và phong tục thờ cúng của từng gia đình là số lượng bát hương có thể nhiều ít. Thông thường số lượng bát hương sẽ là 3 bộ bát hương. 

Bát hương

Bát hương mới mua về phải được cọ rửa sạch sẽ. Cả phần bên trong lẫn ngoài của bát hương đều cần phải vệ sinh. Đây giống như việc tẩy bụi trần cho bát hương mới. Bốc bát hương về nhà mới gia chủ có thế chọn chất liệu bát hương phù hợp với điều kiện gia đình. Có nhà chọn bát hương bằng sứ, có nhà lựa chọn bằng đồng. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bát hương phải được để khô ráo và chuẩn bị tẩy uế. 

bốc bát hương về nhà mới
bốc bát hương về nhà mới

Gia chủ chuẩn bị rượu mạnh pha gừng hoặc nước lá bưởi lau quanh bát hương để tẩy uế trừ tà. Bát hương là vật phẩm tâm linh cực kỳ linh thiêng tại mỗi gia đình. Chính vì vậy, tất cả các bước này chúng ta đều phải coi trọng. 

Cốt bát hương

Cốt bát hương được coi là phần quan trọng nhất mà ỗi gai chủ cần phải chuẩn bị. Cốt bát hương bao gồm tờ hiệu việt tên gia chủ và tên người được thờ. Bát hương thờ gia tiên và thần linh sẽ có tờ hiệu khác. Tờ hiệu này phải được viết bằng bút mực đỏ, trên giấy vàng và bộ thất bảo.

Tất cả được gói gọn trong tờ giấy trang kim và đặt dưới đáy của bát hương. Có thể đặt tờ hiệu này bên trong bát hương cùng với tro hoặc cát trắng. Bốc bát hương về nhà mới tốt nhất các bạn nên nhờ thầy hoặc nhà chùa để chuẩn bị cốt bát hương chuẩn nhất. 

Quy trình bốc bát hương về nhà mới

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bát hương và cốt bát hương, gia chủ có thể chọn ngày đẹp, giờ đẹp để tiến hành bốc bát hương về nhà mới. Quy trình bắt đầu từ việc dâng bát hương mới lên bàn thờ tổ tiên. Vị trí đặt bát hương có thể được các thầy xem và đặt sẵn, hoặc theo vị trí cũ. Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên sau khi sắp xếp đủ bài vị, vật phẩm thờ cúng, di ảnh của người đã mất,…

Bốc bát hương về nhà mới như thế nào
Bốc bát hương về nhà mới như thế nào

Sau khi làm xong các thủ tục như dâng lễ, chủ gia đình hay người đại diện gia đình sẽ đặt bát hương lên bàn thờ. Sau đó khẩn cầu xin phép các chư Thần, Phật Thánh cho phép thờ cúng tại gia.

Chủ gia đình sẽ khẩn cầu và mời gia tiên, tiền tổ về nhà mới để từ giờ được hương khói thờ cúng tại đây. Bốc lần lượt 5 nắm tro hoặc cát trắng đã chuẩn bị từ trước cho vào bát hương mới. 5 nắm tro sẽ được đếm lần lượt theo vòng “sinh, lão, bệnh, tử” và nắm cuối sẽ vào chữ sinh. Người hành lễ vừa bốc cốt hương vừa lẩm nhẩm khấn nhỏ: “Chúng con là… xin được bốc bát hương mới cho…”

Bốc bát hương về nhà mới hoàn chỉnh
Bốc bát hương về nhà mới hoàn chỉnh

Sau khi thực hiện điều này lần lượt với từng bát hương, người hành lễ sẽ niệm kinh hoặc đọc chú Mật Tông để an vị bát hương. Điều này cần phải cẩn trọng và cực kỳ thành tâm. Chính vì vậy chúng tôi nghĩ rằng bạn nên nhờ thầy để có thể tiến hành bốc bát hương về nhà mới thuận lợi, không sai sót. Bát hương sau khi được an vị sẽ cần phải thắp hương ngay và giữ cho hương cháy liên tục trong 1 tuần đầu. 

Bài văn khấn bốc bát hương về nhà mới – an vị bát hương

Sau khi bốc bát hương, gia chủ cần phải đọc bài văn khấn an vị bát hương. Bài văn khấn này cũng là lời thỉnh cầu của gia chủ, mong cho thần thánh tổ tiên về linh ứng. Như vậy, bát hương mới có thần, gia đình mới được lộc làm ăn. Khấn an vị bát hương cũng chính là bước cuối cùng trong việc bốc bát hương về nhà mới. Bài khấn như sau: 

“Nam mô a di đà Phật.

Nam mô a di đà Phật.

Nam mô a di đà Phật.

Kính lạy các vị thánh tiên, thổ Công thổ Địa táo phủ thần quân

Ngày hôm nay đệ tử thiết lập lô nhang phụng thờ bản gia táo phủ thần quân, tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử.

Khấn thỉnh Thánh ứng  bát hương:

Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang.

Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang.

Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang.”

Sau khi gia chủ đọc kinh khấn chư vị thần linh ứng bát hương thì hãy chuyển qua tụng Chú Đại Bi. Và có thể kết thúc buổi lễ bốc bát hương về nhà mới. Nếu gia đình bạn nhờ thầy cúng, thì các thầy sẽ là người khấn và tụng kinh cho nghi lễ này. 

Bài viết trên đây của chúng tôi đã tổng hợp những điều cần biết về nghi lễ bốc bát hương về nhà mới. Hy vọng nghi lễ này có thể giúp bạn hiểu hơn và làm đúng quy tắc. Có thể nói, việc nghi lễ liên quan đến bàn thờ, bát hương đều là những nghi thức quan trọng. Các bạn nên chú ý hơn cả. 

————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG

Hotline 24/7: 0878 32 4444

Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com

Email: bandatnghiatrang.com@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *